Trong lúc này trên các cánh đồng của xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) người dân bắt đầu bơm nước chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân 2020-2021 cũng là lúc người dân bắt đầu thu hoạch cá ruộng với không khí nhộn nhịp phấn khởi hẳn lên.
Diện tích nuôi cá ruộng hàng năm trên 120ha đây là thế mạnh thứ hai của xã Vị Thắng, sau cây lúa. Đã thay đổi dần tập quán canh tác cũ để đa dạng hóa sản phẩm trên cùng một diện tích đất. Các loại cá được thả nuôi có khả năng thích nghi và phát triển tốt trên ruộng lúa là: cá chép, mè hoa, mè vinh,..
Anh Trần Văn Đáng, ở ấp 7 xã Vị Thắng, có nhiều năm nuôi cá ruộng chia sẽ: “Gia đình tôi có 20.000m2 thả 25 kg cá giống mè hoa, mật độ 1 con/m2 sau 4,5 tháng nuôi cá mè hoa đạt trọng lượng 1,2-1,4kg. Năng suất 1,7 tấn/ha, với giá bán 11.000đồng/kg. Ngoài ra, anh còn thu hoạch cá đồng với giá cá lóc 60.000đ/kg, cá rô 40.000đ/kg, cá sặc 25.000đ/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí anh còn lợi nhuận trên 15.000.000đồng/ha.”
Nhiều người khi tới thời điểm thu hoạch rộ còn linh hoạt trữ cá trong mương để tiếp tục nuôi chờ giá lên sẽ bán vì như thế lợi nhuận sẽ còn cao hơn.
Qua nhiều năm cho thấy mô hình nuôi cá ruộng thay thế cho sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với trồng lúa thông thường. Sau khi thu hoạch cá các loại chất thải của cá có tác dụng làm phân bón hữu cơ rất tốt, tăng độ phì nhiêu cho đất gieo sạ vụ Đông Xuân 2020 -2021 này sẽ cho năng suất cao.
Với hiệu quả kinh tế đạt được này đã góp phần giúp bà con nông dân mạnh dạn thay đổi thói quen sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất để có lợi nhuận cao hơn trên chính mảnh ruộng của mình. Trong lúc này trên các cánh đồng của xã Vị Thắng huyện Vị Thủy người dân bắt đầu bơm nước chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân 2020-2021 cũng là lúc người dân bắt đầu thu hoạch cá ruộng với không khí nhộn nhịp phấn khởi hẳn lên.
Diện tích nuôi cá ruộng hàng năm trên 120ha đây là thế mạnh thứ hai của xã Vị Thắng, sau cây lúa. Đã thay đổi dần tập quán canh tác cũ để đa dạng hóa sản phẩm trên cùng một diện tích đất. Các loại cá được thả nuôi có khả năng thích nghi và phát triển tốt trên ruộng lúa là: cá chép, mè hoa, mè vinh,..
Anh Trần Văn Đáng, ở ấp 7 xã Vị Thắng, có nhiều năm nuôi cá ruộng chia sẽ: “Gia đình tôi có 20.000m2 thả 25 kg cá giống mè hoa, mật độ 1 con/m2 sau 4,5 tháng nuôi cá mè hoa đạt trọng lượng 1,2-1,4kg. Năng suất 1,7 tấn/ha, với giá bán 11.000đồng/kg. Ngoài ra, anh còn thu hoạch cá đồng với giá cá lóc 60.000đ/kg, cá rô 40.000đ/kg, cá sặc 25.000đ/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí anh còn lợi nhuận trên 15.000.000đồng/ha.”
Nhiều người khi tới thời điểm thu hoạch rộ còn linh hoạt trữ cá trong mương để tiếp tục nuôi chờ giá lên sẽ bán vì như thế lợi nhuận sẽ còn cao hơn.
Qua nhiều năm cho thấy mô hình nuôi cá ruộng thay thế cho sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với trồng lúa thông thường. Sau khi thu hoạch cá các loại chất thải của cá có tác dụng làm phân bón hữu cơ rất tốt, tăng độ phì nhiêu cho đất gieo sạ vụ Đông Xuân 2020 -2021 này sẽ cho năng suất cao.
Với hiệu quả kinh tế đạt được này đã góp phần giúp bà con nông dân mạnh dạn thay đổi thói quen sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất để có lợi nhuận cao hơn trên chính mảnh ruộng của mình.