Việc tìm hiểu và nghiên cứu thử nghiệm sản xuất ra loại thức ăn công nghiệp dùng nuôi ba ba đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt, giá thành phù hợp và có lợi về mặt kinh tế là vấn đề quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy nghề nuôi ba ba phát triển mạnh mẽ trong phạm vi toàn quốc.
Kết quả phân tích lựa chọn
Nguyên liệu bột cá có chứa đầy đủ các axit amin cần thiết cho sự phát triển của động vật thủy sản. Bột cá công nghiệp có hàm lượng protein 55 – 60%, lipid 6,1 – 9,8%, hàm lượng xơ thấp 1,5 – 2,72%. Bột phế phụ phẩm thủy sản (bột thịt xương và bột huyết) có hàm lượng protein 50,9 – 90%, lipid 1,6 – 9,7%, hàm lượng xơ 1,5 – 2,4%, hàm lượng tro 2,7 -29,75%. Các nguyên liệu như bột đậu nành, khô dầu đậu nành, khô dầu dừa, khô dầu lạc có thể sử dụng một phần thay thế cho bột cá công nghiệp trong sản xuất thức ăn cho ba ba.
Bảng 1.1. Hàm lượng dinh dưỡng nguyên liệu làm thức ăn nuôi ba ba
Ngoài các thành phần nguyên liệu trên còn bổ sung thêm dịch đạm thủy phân, đây là sản phẩm thương mại có sẵn trên thị trường và hỗn hợp premix khoáng – vitamin, sử dụng 2 nguồn nguyên liệu trên nhằm bổ sung thêm hàm lượng dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho phát triển của ba ba.
Ảnh hưởng thức ăn lên kích thước thân
Giữa các các nghiệm thức thức ăn, chiều dài thân trung bình đạt 12,8±1 cm, 14,0±0,5 cm, 13,3±0,6 cm và 14,1±0,6 cm tương ứng ở CT1.1, CT1.2, CT1.3 và ĐC. Chiều dài thân của ba ba tăng thêm 6,0 cm; 7,1 cm; 6,6 cm và 7,4 cm tương ứng với các CT thức ăn CT1.1, CT1.2, CT1.3 và ĐC (bảng 3.1). Trong đó, CT1.2 có tỷ lệ tăng chiều dài thân cao tương đương với thức ăn ĐC, CT1.1 có mức độ tăng về chiều dài thân ít nhất.
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRL, %/ngày) theo chiều dài thân của ba ba giai đoạn giống khi nuôi thử nghiệm bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khác nhau có tốc độ sinh trưởng tương đối ngày khác nhau và đạt bình quân 0,35%/ngày ở (CT1.1), 0,4%/ngày (CT1.2), 0,37%/ngày (CT1.3) và đạt 0,42%/ngày (ĐC).
Bảng 3.2. Tăng trưởng về chiều dài, chiều rộng của thân con ba ba giai đoạn giống
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là khác nhau có ý nghĩa, p<0,05
(CT1.1: Thức ăn có hàm lượng protein 40%; CT1.2: Thức ăn có hàm lượng prrotein 45%; CT1.3: Thức ăn có hàm lượng protein 50%, ĐC thức ăn cá tạp); L1, L2: Chiều dài trung mai ban đầu và cuối kỳ thí nghiệm; D1; D2: Chiều rộng trung bình mai ban đầu và cuối kỳ thí nghiệm; SGRL; SGRD: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng theo chiều dài và chiều rộng)
Sau 5 tháng nuôi thử nghiệm ba ba giai đoạn giống bằng 3 loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khác nhau và sử dụng cá tạp làm đối chứng đã thấy có sự tăng trưởng về bề rộng mai, sự tăng trưởng này có sự khác biệt có ý nghĩa (p <0,05) và đạt trung bình 10,8±1,0 cm; 12,1±0,7 cm; 11,0±0,7 cm; 12,2±0,8 cm tương ứng CT1.1, CT1.2, CT1.3 và ĐC. Mức độ tăng thêm về bề rộng mai của ba ba đạt 5,0 cm; 6,4 cm; 5,5 cm và 6,6 cm tương ứng với CT1.1; CT1.2; CT1.3 và ĐC.
Đối với chiều rộng mai của ba ba khi sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi ba ba giai đoạn giống có sự khác nhau về mặt thống kê (p<0,05). Trong đó, giữa công thức ĐC với CT1.1 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05); giữa công thức CT1.2 với CT1.3 và ĐC không có sự khác nhau về thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRD,%/ngày) theo chiều rộng cũng có sự khác nhau ở các loại thức ăn khác nhau, trong đó, CT1.1 (có hàm lượng protein 40%) đạt 0,41%/ngày, CT1.2 (có hàm lượng protein 45%) đạt 0,5 %/ngày, CT1.3 (có hàm lượng protein 50%) đạt 0,46%/ngày và mẫu đối chứng (thức ăn cá tạp) đạt 0,52%/ngày. Kết quả theo dõi về tăng trưởng theo chiều rộng của ba ba cho thấy giai đoạn có tốc độ tăng trưởng nhanh về chiều rộng nuôi ở giai đoạn giống, do giai đoạn này ba ba bắt đầu quen sử dụng thức ăn công nghiệp và ngoài ra ở trong khoảng thời gian này các yếu tố môi trường nhiệt độ và thời tiết thích hợp với đặc điểm sinh học của ba ba.
Như vậy, giữa các công thức thức ăn khác nhau có sự tăng trưởng khác nhau về chiều rộng của ba ba; trong đó, công thức có hàm lượng protein 45% (CT1.2) cho tốc độ tăng về chiều rộng cao nhất và đạt tương đương với thức ăn bằng cá tạp, tiếp đến là thức ăn CT1.3 (protein 50%) và thấp nhất là CT1.1 (protein 45%).
Ảnh hưởng của thức ăn lên khối lượng thân
Kết quả ghi nhận về khối lượng ba ba ban đầu trước khi thí nghiệm (W1), khối lượng ba ba cuối thí nghiệm (W2), tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRW), tỷ lệ sống (SR) của ba ba ở giai đoạn giống được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tăng trưởng về khối lượng và tỉ lệ sống của ba ba
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là khác nhau có ý nghĩa p<0,05
Hình 1.1. Tăng trưởng về KLTB ba ba nuôi giai đoạn giống (gram/con)
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của ba ba phụ thuộc vào hàm lượng protein trong thức ăn được đánh giá trên mức độ tăng trưởng của chúng (bảng 3.2, hình 3.1). Trong thời gian tiến hành nuôi thử nghiệm, quan sát thấy ba ba chấp nhận ăn thức ăn công nghiệp, phát triển bình thường, không bị bệnh tật. Cá thể ban đầu đưa vào thí nghiệm có sự đồng đều cả về chiều dài và khối lượng giữa các công thức thức ăn và sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 5 tháng nuôi thử nghiệm, ba ba đạt được sự tăng trưởng đáng kể, khối lượng trung bình ở CT1.1 là 320,0±52,5 g/con (KLTB lớn nhất là 450 g/con, nhỏ nhất 280 g/con); CT1.2 đạt 400,0±44,3 g/con (KLTB lớn nhất 480 g/con, nhỏ nhất 300 g/con); CT1.3 đạt 360,5±24,6 g/con (KLTB lớn nhất 480 g/con, nhỏ nhất 280 g/con) và ĐC đạt 342,0±51,6 g/con (KLTB lớn nhất 480 g/con, nhỏ nhất 280 g/con). Như vậy xét về mặt khối lượng, cuối kỳ thí nghiệm khối lượng tươi của ba ba tăng 5 – 6,3 lần so khi mới bắt đầu đưa vào nuôi ở các ao nuôi bằng TACN. Trong đó, ba ba được cho ăn bằng thức ăn với hàm lượng protein 45% (CT1.2) có sự gia tăng về khối lượng cơ thể (400,0g/con) cũng như là tốc độ tăng trưởng đặc trưng (1,22%/ngày) cao nhất giữa các CTTA.
Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đặc trưng (SGRw, %/ngày) về khối lượng cơ thể của ba ba đạt mức cao nhất ở CT1.2 (1,22%/ngày) và giảm dần ở CT1.3 (1,17%/ngày) và CT1.1 (1,06%/ngày). Đồ thị hình 2.2 có phương trình đường cong Y= -0,004x2+0,37x – 7,73 (R2=1), Y có giá trị cực đại duy nhất ở giá trị x = 45 (45% protein) (hình 3.2).
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của nuôi ba ba giai đoạn giống bằng thức ăn công nghiệp
Sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của ba ba tỉ lệ thuận với sự gia tăng hàm lượng protein trong thức ăn chỉ trong một giới hạn nhất định, vượt quá giới hạn 45% protein tốc độ tăng trưởng về trọng lượng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, khi hàm lượng protein tăng lên quá mức thích hợp thì hiệu quả nuôi giảm, thức ăn được cung cấp nhiều protein chỉ một phần sẽ được động vật nuôi sử dụng cho các phản ứng sinh hóa tạo mô mới và phần còn lại chuyển thành năng lượng thải ra ngoài, thêm vào đó cơ thể vật nuôi còn phải tiêu tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa. Mặt khác, Zeitoun và cs, (1976) cho rằng khi sử dụng khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao sẽ kìm hãm quá trình sinh trưởng, điều này có thể được giải thích do các độc tố được sinh ra trong quá trình chuyển hóa protein. Jauncey K., (1982) cho rằng sự sinh trưởng giảm là do năng lượng cần thiết không tương xứng với các hợp chất phi protein và sự khử amin của các amino axit dư thừa. Santiago & Reyes, (1991) cho rằng chế độ ăn giàu protein chứa không đủ hợp chất phi protein (chất sinh năng lượng). Do đó, một phần protein ăn vào sẽ bị chuyển hóa thành năng lượng.
Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ sống trung bình ở các thức ăn thí nghiệm dao động 75 -85%, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở thức ăn CT1.2 (85%), tiếp đến CT1.3 (84%), CT1.1 đạt (82%) và thấp nhất là thức ăn ĐC đạt 75%.
Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ phân đàn
Kết thúc giai đoạn nuôi (5 tháng) số lượng cá thể ba ba đạt trọng lượng trung bình 300 – 400 g/con chiếm tỷ lệ 60 – 80% ở tất cả các công thức thức ăn, số lượng cá thể ba ba đạt trọng lượng trung bình trên 400 g/con chiếm tỷ lệ cao nhất ở thức ăn ĐC (40%) và tiếp đến là CT1.2 (35%) và thấp nhất là CT1.2 và CT1.3 (15%).
Bảng 3.4. Tỷ lệ phân đàn
Nhìn chung khi sử dụng thức ăn CT1.1 (hàm lượng protein 40%), CT1.2 (45% protein), CT1.3 (50% protein) và đối chứng có mức độ phân đàn lớn về bề rộng mai và chiều dài thân. Trong đó, CT1.2 (hàm lượng protein 45%) và ĐC có sự phân đàn rõ về trọng lượng thân (bảng 3.4).
Hiệu quả nuôi ba ba giống
Bảng 1.5. Hiệu quả kinh tế nuôi ba ba giai đoạn giống bằng thức ăn công nghiệp
Sau 5 tháng nuôi thử nghiệm ba ba giai đoạn giống, tiến hành phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế giữa các công thức thức ăn ở cùng giai đoạn và so sánh với thức ăn cá tạp cho thấy: các chi phí về đầu tư ban đầu (cải tạo ao, hóa chất, con giống) của các ao nuôi là như nhau, có sự khác nhau về chi phí sản xuất giữa nuôi ba ba bằng thức ăn công nghiệp và nuôi đối chứng, trong đó nuôi bằng thức ăn công nghiệp có tổng chi phí sản xuất 4.671 – 4.925 ngđ (chi phí sản xuất cao nhất ở CT1.1 và thấp nhất ở CT1.2) thấp hơn so với nuôi bằng thức ăn cá tạp (6.267 ngđ).
Về giá thành: nuôi ba ba bằng thức ăn công nghiệp có chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm thấp nhất dao động 192 – 223 ngđ/kg (cao nhất ở CT1.1 và thấp nhất ở CT1.2), trong khi đó nuôi bằng thức ăn cá tạp có chi phí cao hơn (266 ngđ/kg).
Về doanh thu: Kết quả nuôi cho thấy cùng một giá bán như nhau doanh thu nuôi ba ba bằng thức ăn công nghiệp cao hơn so với nuôi bằng thức ăn đối chứng (cá tạp), nuôi ba ba bằng thức ăn công nghiệp có doanh thu cao hơn so với nuôi ba ba bằng thức ăn cá tạp
Hiệu quả kinh tế về môi trường ao nuôi
Bảng 1.6. Kết quả phân tích các thông số về môi trường ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp và ao nuôi đối chứng
Kết quả quan trắc các yếu tố môi trường cho thấy: Ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp có các thông số về môi trường thấp hơn so với ao nuôi bằng thức ăn tạp. Trong đó, các chỉ số BOD5 (nhu cầu ôxy sinh học) trong ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp dao động 7,03 -7,14 mg/l, ao nuôi đối chứng dao động 9,53 – 10,82 mg/l. Chỉ số BOD5 và hàm lượng chất hữu cơ trong nước có mối quan hệ chặt chẽ, vì vậy thông qua giá trị BOD có thể đánh giá mức độ ô nhiễm vực nước bởi các hợp chất hữu cơ.
Chỉ số NH3+ ở các ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp dao động 0,41 – 0,48 mg/l thấp hơn so với ao nuôi bằng thức ăn cá tạp (dao động trung bình 0,76 mg/l). Điều này cho thấy khi ba ba được cho ăn bằng thức ăn cá tạp, sản phẩm của quá trình bài tiết cũng như quá trình thủy phân protein từ nguồn thức ăn dư thừa ra môi trường nước cao làm gia tăng hàm lượng NH3.
Kết luận
Sau thời gian nuôi thử nghiệm ba ba từ giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm được triển khai tại Trại nuôi trồng thủy sản, thôn Phương Lai, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng với diện tích 600 m2 được chia làm 4 ao, mỗi ao có diện tích 150 m2 (trong đó 3 ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khác nhau (40; 45; 50%, đường kính viên thức ăn 0,2 cm), 1 ao nuôi đối chứng – thức ăn cá tạp); mật độ thả 0,67 con/m2, ba ba có KLTB 60 – 65 g/con được nuôi bằng thức ăn có hàm lượng protein thô, thời gian nuôi thử nghiệm 5 tháng. Kết quả cho thấy ba ba đạt tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cao nhất ở thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 45%, đạt KLTB 400±44,3 g/con, tỷ lệ sống đạt 85%, chi phí giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm đạt 192 nghìn đồng/kg (nuôi bằng thức ăn công nghiệp cho doanh thu cao hơn so với nuôi bằng thức ăn cá tạp);
Với kết quả nghiên cứu này có thể chuyển giao, áp dụng nuôi ba ba tại Hải Phòng và nhiều địa phương khác nhau để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi ba ba tại Việt Nam.
T có nhu cầu nuôi ba ba bằng thức ăn công nghiệp, cho t xin tài liệu và kỹ thuật nuôi
Bài nghiên cứu khá tốt. Chỉ có cách đặt tên thì không được thông thoát lắm. Việc gì phải đặt tên CT1 rồi 1, 2, 3, 4 vân vân? Sao không đặt tên A, B, C, D cho tiện? Nếu người viết không hiểu được A, B, C, D là gì, thì phía dưới có chú thích A là CT1.1, B là CT1.2, cho đến Z là CT1.24 chẳng hạn, vì tiếng Việt có 24 chữ cái.
tôi có nhu cầu tìm hiểu và nuôi. xin tài liệu về kĩ thuật nuôi. cảm ơn nhiều ạ.