Bột cá được đánh giá là nguồn chứa nhiều protein hữu ích trong số các protein động vật hiện có. Đây là một trong những loại protein động vật nổi bật nhất, góp phần làm cân bằng và đồng hóa các thành phần cấu thành axit amin.
Bột cá phải chứa protein đồng hóa được chứ không đơn giản chỉ chứa “protein thô”. Do vậy, nhà cung cấp bột cá đến từ Hàn Quốc, Công ty Dong-A Protein, đã tiến hành phân tích giá trị kinh tế so sánh của loại bột cá được nhập khẩu bởi quốc gia này.
Mặc dù có những lợi thế trên, giá bột cá vẫn liên tục tăng do nguồn cung cá trên thế giới sụt giảm. Hiện, giá bột cá từ Peru đã vượt quá 2.000 USD/tấn, việc tăng chi phí này gây ra rất nhiều khó khăn đối với những người nông dân.
Căn cứ trên xu hướng này, gần đây đã có nhiều nghiên cứu và ý kiến bàn về vấn đề tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và giá cả bột cá. Kết quả đã chỉ ra rằng, ngoài việc xem xét tiêu chuẩn hiện tại của “hàm lượng protein thô” còn phải đánh giá hàm lượng protein đồng hóa được. Và việc so sánh bột cá chứa protein đồng hóa được (bột cá DPP) ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ là một phần trong báo cáo. Thật thú vị khi giá cả và hàm lượng thực tế của protein có thể đồng hóa trong bột cá không trực tiếp tỷ lệ với nhau.
Lượng Protein đồng hóa được
Nghiên cứu này dựa trên những nguyên tắc cơ bản về tiêu hóa. Trong suốt quá trình tiêu hóa protein, enzyme tự nhiên của pepxin và tripxin sẽ tiết ra rồi phân ly thành những phần nhỏ hơn như polipeptit, peptit và amino axit (sau một vài quá trình). Và quá trình hấp thụ sẽ hiệu quả hơn bởi kích thước của enzyme đã nhỏ hơn rất nhiều lần.
Nghiên cứu tập trung vào bột cá và bột cá lên men của Chilê, Peru, Đan Mạch, Nga, Ấn Độ và Pháp – những thị trường bột cá thương mại chủ yếu trên thế giới. Sau khi lấy hàm lượng protein đồng hóa của bột cá Peru, quốc gia chế biến bột cá lớn nhất trên thế giới, làm mức so sánh với 5 quốc gia còn lại, kết quả cho thấy: hàm lượng protein đồng hóa có trong bột cá Chilê và Nga so với Peru từ 121 ~ 122%; trong bột cá đông lạnh Đan Mạch là 145%; trong bột cá lên men Pháp là 269%; tuy nhiên, trong bột cá Ấn Độ chỉ đạt 41%. Hơn nữa, giá bột cá Ấn Độ lại bằng 85% giá bột cá Peru (mức giá này quá cao so với hàm lượng bột cá DPP). Mặt khác, bột cá đông lạnh Đan Mạch và bột cá Pháp ít tốn kém nhất dựa trên “hàm lượng DPP”.
Bên cạnh đó, việc đánh giá dựa trên cơ sở trọng lượng cũng chỉ ra rằng, tổng khối lượng protein đồng hóa (DPP) trong 1 tấn bột cá Peru tương ứng với khối lượng DPP trong 810 kg bột cá Chilê, trong 820 kg bột cá Nga, trong 680 kg bột cá Đan Mạch và trong 370 kg bột cá Pháp. Tuy nhiên, phải hơn 2.500 kg bột cá Ấn Độ mới chứa đủ khối lượng DPP tương đương có trong 1 tấn bột cá Peru.
Tất nhiên cũng có những tiêu chuẩn khác đánh giá độ tươi của bột cá như FAA, TVN và sự tồn tại của Hixtamin trong bột cá. Tuy nhiên, xem xét tính hiệu quả khi so sánh với chi phí, “Protein đồng hóa” cũng là một yếu tố quan trọng đáng kể. Theo những xu hướng gần đây thì những quốc gia có giá bột cá tăng đều đặn cần được đưa ra một giải pháp thích hợp thông qua yếu tố này. Cùng với đó, cần xây dựng và kiểm tra các nghị định liên quan đến các phương pháp đo lường DPP và nỗ lực hơn nữa trong việc đánh giá giá trị kinh tế của bột cá ở các quốc gia trên thế giới.
>> Ông Won Yoo Chang, Giám đốc Điều hành Dong-A Protein cho biết, bột cá lên men của Pháp có chứa hàm lượng protein đồng hóa cao nhất, trong khi bột cá của Ấn Độ là thấp nhất. |