Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 5 (P. 4)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Biện pháp khắc phục loại khí độc NH3, NO2 một cách nhanh nhất trong ao nuôi tôm? (Lý Hào Khang – Sóc Trăng)

Xem thêm chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời

NH3, NO2  là hai loại khí độc có hại cho tôm, chúng được tạo ra từ sản phẩm bài tiết của tôm và quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tích tụ dưới nền đáy ao nuôi. Tính độc của chúng phụ thuộc vào chỉ số pH ao nuôi; pH quá thấp hay quá cao đều làm tăng độc tính của một trong hai loại khí này trong ao.

Khi hai loại khí này xuất hiện, nếu có thể, bạn nên thay 15 – 20% lượng nước trong ao nuôi. Dùng mật mía hoặc vôi nông nghiệp CaO để đưa pH về giới hạn cho phép (7,8 – 8,5). Tăng  hàm lượng ôxy hòa tan trong nước ở tầng đáy bằng cách tăng cường quạt khí hoặc sử dụng viên sủi tạo ôxy; Cho tôm ăn đủ, tránh dư thừa thức ăn cũng là cách hạn chế sự phát sinh của khí độc.

 

Hỏi: Tôm nuôi được 100 ngày, bị đóng rong nhớt, tạt Aquapua liên tục 2 ngày có được không? (Trung Đảng – Vĩnh Châu, Sóc Trăng)

Tôm nuôi được 100 ngày bị đóng rong, nhớt trên cơ thể là do chất lượng nước ao kém, đáy ao bẩn do ban đầu cải tạo chưa kỹ hoặc không xi phông chất thải trong quá trình nuôi, các vi khuẩn, tảo, nấm, nguyên sinh động vật trong ao đã bám vào vỏ tôm. Khi tôm bị đóng rong, nhớt, trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể tôm sẽ bị phủ một lớp màu xanh đen. Tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ, còi cọc và chậm lớn. Bệnh nặng sẽ phá hủy vỏ tôm, xâm nhập vào cơ thịt tôm.

Khi tôm bị bệnh này, bạn có thể sử dụng Aquapua  để tạt xuống ao theo đúng liều lượng hướng dẫn ghi trên bao bì. Tuy nhiên, không nên tạt liên tục 2 ngày liền mà cách nhau 2 – 3 ngày mỗi lần để hạn chế tôm bị stress, sau đó có thể thay 15 – 20% lượng nước trong ao.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!