Kế hoạch thả nuôi tôm bị ảnh hưởng do thời tiết

Chưa có đánh giá về bài viết

Hiện đang là cao điểm thả nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, mưa lớn trái mùa liên tục xuất hiện làm nhiệt độ thay đổi đột ngột, xáo trộn độ pH, độ mặn… khiến nông dân lo lắng.

Tỉnh Kiên Giang thả nuôi 113.000 ha tôm nước lợ

Tỉnh Kiên Giang dự kiến thả nuôi 113.000 ha tôm nước lợ

Theo kế hoạch năm 2017, tỉnh Kiên Giang thả nuôi 113.000 ha tôm nước lợ, trong đó nuôi công nghiệp, bán công nghiệp là 2.600 ha, tôm – lúa 89.000 ha, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến. Mặc dù đã vào vụ nuôi được gần 1,5 tháng nhưng nông dân mới xuống giống được khoảng 30% diện tích. Nguyên nhân do thời gian qua liên tục xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa, gây khó khăn cho việc cải tạo vuông nuôi, thả giống.

Tại Trà Vinh, vụ nuôi tôm năm 2017 mới bắt đầu được hơn 2 tháng nhưng hàng nghìn hộ nuôi trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại trên 100 triệu con giống do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa trái mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (5 – 70C) nên dịch bệnh trên tôm nuôi tăng đột biến và lây lan rộng. Cầu Ngang là một trong những địa phương nuôi tôm trọng điểm của tỉnh bị thiệt hại nặng. Toàn huyện hiện có gần 1.000 hộ thả nuôi hơn 95 triệu con tôm sú giống trên diện tích hơn 497 ha; khoảng 1.700 hộ thả nuôi hơn 350 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 712 ha. Do thời tiết thất thường nên đã có 366 hộ thiệt hại với hơn 33 triệu con giống tôm sú trên diện tích 167 ha, chiếm hơn 32% diện tích thả nuôi. Trong đó, 3 xã có tỷ lệ thiệt hại cao là Hiệp Mỹ Đông 70,8%; Mỹ Long Nam 63,3% và Mỹ Hòa 42,6%. Tôm thẻ chân trắng có 309 hộ nuôi thiệt hại hơn 52 triệu con giống trên diện tích 106 ha, chiếm 15% diện tích thả nuôi. 

Hương Ly

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!