T2, 06/07/2020 11:03

Kelimutu – Hồ sinh ba đổi màu

Chưa có đánh giá về bài viết

Nằm ở độ cao 1.690 m so với mực nước biển, Kelimutu gồm ba hồ khác nhau, mỗi hồ mang lại một nét đặc trưng độc đáo riêng, đặc biệt là màu nước, luôn đổi màu bất chợt, không theo quy luật nào.

Hồ thay sắc theo tâm trạng?

Thuộc làng Pemo, Flore, Đông Indonesia, ba hồ nước trên miệng núi lửa Kelimutu nằm cạnh nhau, thỉnh thoảng lại đổi màu. Người dân trong làng Pemo tin vào vị thần Mae là thần cai trị cuộc sống của thế giới bên kia, những linh hồn đã khuất, từng người một sẽ ngồi tựa vào các hồ cho sự cống hiến cả đời của họ.

Cũng vì quan niệm và sự tín ngưỡng này mà tên gọi của các hồ cũng có những ý nghĩa riêng biệt. Dịch theo tiếng địa phương thì hồ nước màu xanh lá mang tên “hồ mê hoặc”, hồ nước màu đỏ đồng mang tên “hồ thanh tú” và hồ nước xanh da trời mang tên “hồ tiên tri”. Theo thời gian, các hồ nước thay phiên nhau mang những màu sắc khác nhau, không theo một quy luật nào. Người dân địa phương đồn rằng, màu sắc của hồ thay đổi phụ thuộc vào tâm trạng linh hồn tổ tiên và các vị thần linh đang trú ngụ tại đó. Chính bởi vậy, khi hồ chuyển màu xám đen, nhiều người tỏ ra vô cùng lo lắng, và cùng nhau cầu nguyện xin tổ tiên bỏ qua mọi sai lầm mà họ đã mắc phải. 

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khí phun ra từ các lỗ dưới đáy hồ tương tác với khoáng chất trong lòng hồ là nguyên nhân gây nên hiện tượng đổi màu kỳ lạ. Nếu nước trong một hồ nào chuyển màu xám đen thì đó là dấu hiệu núi lửa sắp phun trào. Ngoài nguyên nhân trên, hồ đổi màu còn do hiện tượng khúc xạ mặt trời, vi sinh vật, các chất hòa tan, sự phản ánh màu sắc từ đáy hồ và các bức tường xung quanh.

Hồ chuyển màu xám – đen dấu hiệu núi lửa sắp phun trào

 

Đẹp và kỳ bí

Nhiều du khách thường tới tham quan khu hồ vào sáng sớm, hy vọng may mắn được ngắm nhìn thời khắc thay sắc tuyệt vời của hồ, và sẽ xuống núi trước khi nắng tắt. Bao quanh hồ là những viên đá núi lửa lởm chởm, đường mòn trơn trượt, do đó, dù có luyến tiếc cảnh đẹp thì du khách cũng buộc phải xuống núi trước khi nắng tắt bởi những ai từng sảy chân ngã xuống hồ đều không giữ được mạng.

Chứng kiến hồ thay sắc là một may mắn với khách du lịch

Năm 1995, một du khách người Hà Lan bị ngã xuống hồ và xác của ông chưa được tìm thấy. Hiện tượng đổi màu bất chợt và không được tìm thấy xác những người bỏ mạng tại đây đã thêu dệt nên những câu chuyện kỳ lạ và gây tò mò cho bất cứ du khách nào. Hồ Thanh Tú thay sắc nhiều nhất, tới 12 lần trong 25 năm. Vài năm trước có màu trắng, màu xanh ngọc lam rồi màu đỏ. Riêng trong tháng 11/2009, hồ có màu đen, màu xanh ngọc lam và màu nâu đất.

Tuy nhiên, nơi đây dường như chỉ thích hợp cho khách du lịch bụi bởi những Bungalow ở đây khá xa xỉ. Hơn nữa, đường tới Kelimutu xấu, ngoằn ngoèo, băng qua các khe núi và vách đá mới tới được ngôi làng gần với miệng núi lửa nhất là Kumpung Moni, sẽ mất 45 phút từ đây đến miệng hồ Kelimutu.

>> Kelimutu là một từ kết hợp của “Keli” có nghĩa là núi và “Mutu” có nghĩa là đun sôi theo niềm tin của người dân địa phương thì màu sắc của nước của hồ tượng trưng cho một thế lực siêu nhiên hùng mạnh.

Minh Thanh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!