Muốn tôm nuôi lớn nhanh và khỏe mạnh, ngoài việc quản lý môi trường ao nuôi tốt, việc bổ sung khoáng chất, vitamin và chế phẩm vi sinh vào thức ăn cho tôm cần phải hợp lý.
Khi nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), việc đầu tiên là phải đảm bảo công trình nuôi phù hợp đặc tính sinh học của tôm. Công trình nuôi quyết định nhiều đến thành công.
Quạt nước được bố trí trong ao nhằm cung cấp ôxy hòa tan cho tôm hô hấp, đồng thời tạo ra dòng chảy để đưa thức ăn dư thừa cũng như phân tôm vào giữa ao nhằm tạo khoảng trống sạch dưới đáy ao cho tôm sinh sống. Do đó, việc bố trí quạt đúng cách và hợp lý là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, BKC (Benzalkonium Chloride) và các sản phẩm chứa hoạt chất BKC vẫn được dùng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, người nuôi tôm cần lưu ý và hạn chế sử dụng BKC để đảm bảo chất lượng tôm xuất khẩu, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản.
Thị trường biến động, giá thức ăn ngày một tăng cao làm cho người nuôi cá không có lãi. Chế biến thức ăn bằng nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền sẽ làm giảm giá thành nuôi.
Mưa kéo dài thường gây ra tình trạng cá, tôm bị chết. Phòng ngừa đúng cách và kịp thời có thể hạn chế và giảm thiệt hại.
Đục cơ và hoại tử cơ là hai bệnh khá phổ biến ở tôm thẻ chân trắng (TTCT). Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để có cách phòng, trị kịp thời và phù hợp.
Trong hoạt động nuôi tôm nói riêng cũng như thủy sản nói chung, chi phí thức ăn chiếm 80 – 85% tổng chi phí đầu tư. Mặt khác, việc cho tôm ăn thức ăn thừa cũng khiến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, các yếu tố thủy lý hóa biến động mạnh, mầm bệnh có cơ phát triển thành bệnh. Cho ăn đúng cách và quản lý lượng thức ăn tốt sẽ góp phần quan trọng vào thắng lợi vụ nuôi.
Ở một số vùng ven biển thường trồng rong câu chỉ vàng trong các ao đầm. Hết mùa trồng rau câu có thể thả cá rô phi để nuôi. Cách làm này tận dụng được thức ăn trong ao, giúp cải tạo ao và tăng giá trị kinh tế.
Thuốc trị bệnh cho cá nói chung và rô phi nói riêng nếu không đúng chủng loại và liều lượng thì không những không hiệu quả mà còn làm cho bệnh nặng hơn.