Nhiều năm qua, cùng với việc đối diện sóng to gió lớn giữa biển cả mênh mông, ngư dân Việt Nam còn phải đương đầu với những cuộc tấn công, cướp phá của phía Trung Quốc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của ngư dân mà còn khiến tính mạng của họ luôn bị nguy hiểm.
Hai thuyền viên bị thương nặng vùng sườn hông, gẫy xương đùi khi tàu đang khai thác thủy sản trên khu vực biển Bạch Long Vỹ đã được tàu SAR 411 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam kịp thời tiếp cận sơ cứu, đưa vào đất liền và chuyển tới bệnh viện để tiếp tục cứu chữa.
Vừa qua, trong lúc tham gia khai thác thủy sản, ngư dân Lê Anh Dũng bất ngờ gặp nạn và được các cán bộ, nhân viên y tế tàu KN 267, Chi đội Kiểm ngư số 2, cấp cứu kịp thời; sau khi sức khỏe ổn định đã tiếp tục trở lại tàu cá.
Việc phân bổ hạn ngạch khai thác cho ngư dân mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng mới đây đang khiến ngư dân lo lắng, nghiệp đoàn nghề cá phản ứng.
Không ít người ví nơi thượng nguồn sông Lam và dòng Nậm Nơn ở miền Tây Nghệ An giờ giống như “bầu sữa” vô tận đối với đồng bào sống đôi bờ của hai con sông này. Chưa bao giờ đặc sản tôm cá nước ngọt ở vùng núi này nhiều đến thế.
Khi đang hoạt động trên biển, một tàu cá Quảng Ngãi đã bị hỏng máy phải thả trôi trên biển, trên tàu có 28 thuyền viên.
Một tàu cá của ngư dân Quảng Nam vừa trình báo với cơ quan chức năng về việc bị tàu Trung Quốc khống chế, cướp hơn 2 tấn mực khô khi đang hành nghề ở Hoàng Sa.
Không chỉ một triệu lá cờ Tổ quốc, ngư dân ngày đêm bám biển rất cần sự hỗ trợ của cả nước trên nhiều lĩnh vực, bắt đầu từ ý nghĩa nhân văn của chương trình này
Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa-Vũng Tàu phát động chương trình tuyên truyền “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển.”
Nhằm tháo gỡ bất cập trong cơ chế quản lý hoạt động mua, bán và đăng kiểm, đăng ký tàu biển, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tích cực vào cuộc.