Sáng 2/8, tại làng cá bè trên sông Cái (còn gọi là làng cá bè Tân Mai, nằm trên một nhánh của sông Đồng Nai, thuộc TP. Biên Hòa, Đồng Nai), hàng trăm người dân đã tụ tập giữa sông để phản đối đoàn cưỡng chế của UBND TP. Biên Hòa.
Vượt sóng ra khơi bám biển dài ngày là niềm tự hào đối với ngư dân. Mỗi chiếc tàu của ngư dân Bình Minh là một cột mốc trên biển, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Cơn nắng nóng của thời tiết khiến ngao trên bãi há miệng ra chết cũng không làm cho chủ nuôi run sợ bằng sự chết lặng của thị trường khi cả ngàn tấn ngao bị tồn ứ.
Sau gần một tháng đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, 10 tàu cá của ngư dân xã Tam Hải, Tam Quang (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã trở về an toàn. Với họ, đó là một chuyến đi biển đáng nhớ.
Hàng năm, vào thời điểm tháng 6 âm lịch, khi nước lũ đổ về thì hơn 100 hộ dân ở ấp Bình Phú Lợi, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh tất bật chuẩn bị nông ngư cụ bắt đầu nghề câu lưới, đặt lọp tép… Nghề này giúp người dân địa phương có thêm thu nhập, góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi nhưng hiện tại bà con theo nghề cũng gặp không ít khó khăn.
Biển Đông “sóng gió”, ngư dân không chùn bước ra khơi, nhưng giá cả bấp bênh do đầu nậu ép giá, phá giá ở phía bờ, khiến nhiều ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi gặp khó.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện chỉ có ngư dân xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) hành nghề câu mực khơi xa ở Trường Sa. Năm nay, ngư dân trúng đậm mùa mực, giá mua lại tăng 30%. Bình quân, sau gần 3 tháng khai thác, mỗi tàu câu được 30 tấn mực khô, có tàu 34 – 37 tấn, doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng.
Tại xã biên giới Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự có gần 100 hộ dân duy trì nghề đan lọp cua đồng trong suốt 10 năm qua. Làng nghề đã giúp người dân có thêm thu nhập, góp phần giải quyết bài toán lao động, việc làm ở địa phương.
Vào mỗi buổi sáng, khi mặt trời còn chưa tỏ, nhiều người dân ven biển ở các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy (Nam Định) lại rời nhà men theo bờ cát, bám cửa sông, ngâm mình dưới nước cào dắt, cào don. Gặp ngày may mắn, người dân cũng thu được 100 – 200 nghìn đồng.
Hồ Hàm Thuận – Đa Mi (huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận) từ lâu đã không chỉ là hồ thủy điện mà còn là nơi cư ngụ hàng trăm gia đình thương hồ sông nước. Làng chài ở đây đang nổi tiếng với nghề nuôi cá tầm.