Hàng năm, từ tháng 6 âm lịch trở đi, khi nước từ thượng nguồn đổ về cũng là lúc làng nghề đan lọp tép ở xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp bắt đầu hoạt động hết công suất để phục vụ cho nhu cầu đánh bắt của người dân trong mùa nước nổi.
“Lưới cá như đống bùi nhùi khổng lồ bao phủ chiếc tàu, người có thể mắc kẹt trong đó. Sau hai ngày nỗ lực trong sóng to, thợ lặn đã cắt được 2/3 số lưới và tách nó khỏi tàu bị chìm”, đơn vị cứu nạn tàu chìm trên biển Vũng Tàu cho biết.
“Đang ngủ, tôi choàng tỉnh bởi âm thanh ‘ầm, ầm’ bên phải tàu. Rồi chiếc tàu gãy đôi, tôi lọt tõm xuống biển, ngoi lên mặt nước được thì lưới cá bủa vây và bị một thanh gỗ đâm vào đầu”, nạn nhân sống sót vụ tàu cá bị đâm chìm trên biển Vũng Tàu kể.
Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn…
Mùa lũ năm nay, chúng tôi trở lại xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự – xã giáp biên giới với nước bạn Campuchia, nơi đón đầu con nước của tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu những chuyến mưu sinh của dân đầu nguồn.
Bây giờ ở xã Diễn Bích (Diễn Châu, Nghệ An) còn ít người đan, bện thừng, hầu hết đã chuyển sang đan lưới. Nhưng câu chuyện một thời ngư dân ở miền chân sóng này vất vả với thừng thì vẫn được nhắc đến bên ấm chè xanh, bên thềm nhà, bên những mạn tàu chuẩn bị chuyến khơi xa…
Về xã Tam Quang (Núi Thành, Quảng Nam) hỏi xóm đi câu ở đâu, hầu như ai cũng biết và chỉ ngay về thôn Sâm Linh Đông. Có lẽ vì xóm này có nhiều “vua đi câu” ngang dọc vùng biển Quảng Nam như lời người dân ở đây khẳng định.
Những ngày qua, hàng trăm phương tiện tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn từ ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa trên khoang chở đầy tôm cá lại hối hả cập đảo. Nụ cười rạng rỡ được mùa biển làm vơi đi nỗi nhọc nhằn, vất vả nơi biển cả của ngư dân.
Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân ở các xã bãi ngang ven biển phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo (XĐGN). Tuy nhiên, người dân vùng đất giàu tiềm năng này vẫn đang phải đối mặt với nhiều trăn trở trong hành trình xoá nghèo.
Tại vùng đầu nguồn sông Cửu Long, nước lũ đổ về nhiều, cao hơn cùng kỳ từ 40 – 70cm. Nước bắt đầu tràn đồng, báo hiệu nhiều khả năng có một mùa “lũ đẹp”, hứa hẹn thuận lợi cho cuộc mưu sinh của người dân vùng lũ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nỗi lo sạt lở ven sông khi hàng ngàn hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm chưa được dời đến nơi an toàn.