Sáng 2/7, Đội Kiểm ngư huyện Ninh Hải (thuộc Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Thuận) kiểm tra đội tàu cá đoàn kết La Gi (Bình Thuận) gồm 12 chiếc đã neo đậu thành hai hàng tại cảng cá Ninh Chữ.
Đầu năm 2012, nhận thấy nghề câu cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp mang lại thu nhập “khủng” nên nhiều ngư dân ở Nghĩa Phú, Nghĩa An (Tư Nghĩa), Đức Phổ, Quảng Ngãi … đầu tư hàng trăm triệu đồng để trang bị dàn đèn vươn khơi. Thế nhưng chỉ mới đánh bắt chưa đầy 1 năm thì giá cá ngừ đại dương lại lao dốc, khiến nhiều ngư dân rơi vào cảnh khốn đốn.
Trong những năm gần đây, nguồn lợi cá đồng trong tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Trần Văn Thời nói riêng giảm mạnh, nguyên nhân là do người dân sử dụng xiệc điện để bắt cá. Đây là cách bắt cá theo kiểu tận diệt, gây tác hại lâu dài. Trong khi đó, việc quản lý vấn đề này còn lỏng lẻo, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương.
Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.
Ngày 2/7, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc NN-PTNT Đà Nẵng cho hay, Sở này vừa hỗ trợ hơn 40 triệu đồng cho hai tàu đánh bắt xa bờ để hành nghề câu cá ngừ đại dương.
Qua kết quả điều tra thủy sản 1/5 của Cục Thống kê, đội tàu dịch vụ mua gom hải sản trên biển của tỉnh Bình Thuận phát triển khá mạnh.
Đến cuối tháng 6/2013, ngư dân các xã vùng biển của huyện Hoằng Hóa thu nhập hơn 70 tỷ đồng từ khai thác sứa biển. Đây là năm được mùa sứa nhất trong 5 năm trở lại đây.
Thời gian gần đây, nhiều tàu công suất lớn với nghề giã cào bất chấp quy định của Nhà nước đã lấn sát vào bờ để khai thác. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại tài sản của ngư dân ven bờ mà có nguy cơ tận diệt nguồn lợi thủy sản, đe dọa nguồn sống của một bộ phận dân cư ven biển.
Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, bà con ngư dân trong tỉnh đã khai thác được hơn 29.800 tấn thuỷ sản các loại, đạt 57,3% kế hoạch, tăng 0,3% so với cùng kỳ. Với điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác thuỷ sản, nhất là khai thác xa bờ nên số ngày bám biển của ngư dân cao, bình quân từ 19 – 25 ngày/tháng đối với tàu nhỏ khai thác ven bờ và 15-20 ngày/tháng đối với tàu khai thác xa bờ.
Mỗi năm, trên vùng biển đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) xảy ra hàng chục vụ va chạm, tranh chấp ngư cụ, ngư trường giữa các tàu thuyền khai thác thủy sản. Đứng chân trên địa bàn phức tạp như vậy, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Xuân Thịnh xác định, giải quyết tốt lĩnh vực này chính là một khâu đột phá quan trọng trong việc giữ vững an ninh trật tự trên biển, giúp ngư dân yên tâm bám biển làm ăn, phát triển sản xuất.