UBND tỉnh Phú Yên đã có lệnh nghiêm cấm nuôi trồng thủy sản tại khu vực Vũng Rô (huyện Đông Hòa); đồng thời yêu cầu từ nay đến trước tháng 10.2013, tất cả lồng bè phải hoàn tất di dời đi nơi khác.
Chỉ vì bức xúc những chiếc tàu giã cào càn quét gây hư hỏng ngư cụ của người dân trên biển, thời gian qua trên vùng biển miền Trung xảy ra nhiều vụ sử dụng mìn, súng tấn công tàu giã cào, gây chìm tàu và nhiều người bị thương tích.
Năm 2010, cảng cá Tam Quan (huyện Hoài Nhơn), được Chính phủ đầu tư kinh phí để xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền trong khu vực và đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển nghề cá tại địa phương.
Ngày 19/7, tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa qua trên địa bàn đã xuất hiện tình trạng nhiều tàu đánh cá có công suất lớn không chịu vươn khơi đánh bắt thủy hải sản mà lén lút khai thác gần bờ.
Hồ thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái có diện tích mặt nước gần 20.000 hécta, là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất cả nước. Trong lòng hồ có nhiều loại thuỷ sản quý hiếm, đặc biệt là các loại cá.
Từ vụ hè thu năm 2013, tỉnh Nghệ An chủ trương chuyển dần nghề khai thác từ vùng lộng, ven bờ sang vùng khơi. Việc làm này nhằm giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ, tăng hiệu quả khai thác, đảm bảo lợi ích kinh tế bền vững cho ngư dân gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và bảo vệ môi trường biển.
Cứ vào dịp tháng 5 đến tháng 7 âm lịch hàng năm người dân các xã ven biển Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông (Bình Sơn), Quảng Ngãi lại rủ nhau đi cào chem chép. Đây là một loại hến sinh sống dọc bãi bồi ven biển (rất dân dã nhưng lại mang hương vị đậm đà. Nếu ai được thưởng thức một lần thì khó có thể nào quên.
Tỉnh Bình Định có trên 460 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương, với sản lượng đánh bắt năm 2011 đạt 4.695 tấn.
Những năm qua, huyện Quảng Trạch luôn hứng chịu nhiều thiệt hại do bão lụt gây ra, nhất là ở các xã vùng nam huyện, các cồn nổi địa bàn chia cắt. Chính vì vậy, chủ động triển khai các phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai (PCLB – GNTT) trong mùa mưa lũ là việc làm hết sức quan trọng.
Sau gần 30 năm hình thành, nghề đặt cua và làm lọp cua ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Đức (Châu Phú, An Giang) mang đến cho bà con cuộc sống khá ổn định trong mùa lũ. Cuối năm 2009, nghề đan lọp cua được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề.