Gần đây, nhiều hộ đã thả đáy, rớ… đánh bắt trong luồng tàu và khu neo tàu cảng Chân Mây, làm ảnh hưởng an toàn hàng hải.
Hoạt động đánh bắt hải sản trên biển ngày càng khó khăn hơn do chi phí tăng cao, nguồn lợi hải sản suy giảm. Vậy mà nguồn lao động trên biển cũng ngày càng khan hiếm dẫn đến thiếu “bạn ghe” (ngư phủ) nên đánh bắt hải sản xa bờ thêm khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch về sản lượng hải sản khai thác của ngành.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, sau nhiều năm thảo luận, các nước thành viên Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 28/2 đã nhất trí thông qua một loạt nguyên tắc bắt buộc nhằm ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá trái phép, không thông báo và đánh bắt bừa bãi (IUU).
Thời điểm này những năm trước, nhiều ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển trúng đậm mùa tôm nhí (tôm hùm con). Thế nhưng năm nay, mùa tôm nhí thất thu, không ít phương tiện phải nằm bờ, úp thúng vì liên tiếp lỗ phí.
Chiều ngày 26/2, ông Trần Văn Chiểu, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), cho biết: Từ ngày mùng 9 tết Quý Tỵ đến nay, ngư dân ở Sóc Trăng trúng đậm vụ cá cơm với sản lượng lớn.
Khi những giọt mưa xuân rơi ấm mặt sông Hồng cũng là lúc cá mòi từ biển đàn đàn lũ lũ ngược dòng trở về. Người già bảo, cá mòi là kiếp trước của chim ngói hoá thành, mùa thu chim bay từ rừng ra cửa biển hoá cá, mùa xuân cá lại bơi từ biển về rừng để biến thành chim…
Ngư dân đánh lưới cá bông lau ở vàm Chắc Cà Đao – sông Hậu (thị trấn An Châu, huyện Châu Thành và xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) trúng đậm cá bông lau con nước tháng Giêng, đồng thời trúng cả giá bán.
Không khí đón Xuân Quý Tỵ 2013 của làng biển xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) không còn nhộn nhịp như mọi năm. Vì năm nay, biển mất mùa tôm hùm giống, ngư dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 21/2, UBND thị trấn Thuận An (H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cùng hàng trăm hộ ngư dân đã tổ chức lễ ra khơi đánh cá vụ nam.
Liên tục trong những ngày qua, ở các địa phương ven biển như Ninh Hải, Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, rộ lên tình trạng đánh bắt con Artemia, cách gọi của người dân địa phương là con “ạc,” loại nhuyễn thể giàu dinh dưỡng được một số hộ dân đầu tư nuôi, dùng làm thức ăn cho loại ốc hương và tôm giống nuôi.