Theo các Điều 11, 12, 13 và 15 Chương III Luật Thủy sản 2003, một số vấn đề về khai thác thủy sản được quy định như sau.
Với ngư dân Đà Nẵng, năm 2012 là năm an toàn nhất, đánh bắt hiệu quả nhất kể từ 10 năm trở lại đây. Đây cũng là năm ngành thủy sản làm được điều nhiều năm trước chưa thể làm được, đó là giảm tàu công suất nhỏ, tăng mạnh đội tàu công suất lớn.
Vào lúc 10h30 ngày 12/1, Tàu cứu nạn SAR 412, thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực II (Danang MRCC) đã lai dắt 2 tàu cá KH98568-TS và QNg92101-TS cùng 15 ngư dân viên đã vào bờ an toàn.
Mặc dù đã có quy định cấm hoạt động, khai thác đánh bắt vùng biển tuyến bờ, tuyến lộng, thế nhưng những tàu có công suất lớn hành nghề cào “bay” vẫn ngang nhiên “oanh tạc” những vùng biển này, gây thiệt hại lớn về tài sản của ngư dân vùng bãi ngang và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản…
Nhờ thành lập tổ, đội đoàn kết, ngư dân TT – Huế đã vững vàng ra khơi, hỗ trợ nhau, mang về những tàu cá bội thu. Từ “kênh thông tin” của ngư dân bám biển, đã góp phần củng cố, bảo vệ chủ quyền, lãnh hải Tổ quốc.
Tại TP. Phan Thiết, Bình Thuận, từ khi Quyết định 48 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa có hiệu lực, Phan Thiết đã đẩy nhanh tiến độ lập thủ tục hồ sơ các tàu cá khai thác xa bờ, đề nghị UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ nhiên liệu… góp phần giúp ngư dân có điều kiện vươn khơi và yên tâm bám biển.
Hiện nay việc khai thác hải sản không đúng quy định về ngư trường, sử dụng mắt lưới nhỏ hơn giới hạn cho phép, sử dụng chất nổ, xung điện vẫn tái diễn trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Nam Định (Sở NN và PTNT), mỗi năm, toàn tỉnh khai thác được trên 100 nghìn tấn sứa và hàng nghìn tấn sứa ăn liền của các doanh nghiệp trong tỉnh đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sứa được khai thác tập trung ở các huyện: Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng…
Những năm qua, tuy sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt cao, nhưng sản lượng đưa vào chế biến xuất khẩu được chỉ chiếm 40 – 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau khai thác không cao.
Theo đánh giá của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh, thời gian gần đây số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tuy có giảm nhưng ngược lại, mức độ vi phạm của các đối tượng lại tinh vi và khó lường hơn.