Chằn chằn tựa như nghêu, con to nhất chỉ bằng đầu ngón tay út. Người vùng biển không phải ai cũng biết chằn chằn bởi nó sống ở nơi có nước biển.
Khai thác cá ngừ đại dương là một thế mạnh của Phú Yên, không chỉ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, mà còn chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm sức ép cho nghề khai thác ven bờ. Thời gian qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách nhằm “trợ lực” để ngư dân bám biển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngư dân vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Quy chế chứng nhận thuỷ sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu của Bộ NN&PTNT có hiệu lực từ ngày 1-10-2010. Tuy nhiên, sau gần 2 năm Quy chế này có hiệu lực thì phần lớn ngư dân Quảng Ninh vẫn “thờ ơ” và các doanh nghiệp thì buộc phải tìm cách đối phó.
Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và từng bước nhân rộng mô hình tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển (ĐKĐBHS) nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế thiệt hại khi có sự cố xảy ra. Sự có mặt của những đội tàu đánh bắt hải sản trên những vùng biển xa bờ còn có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia.
Hơn một tháng nay, sản lượng đánh bắt giảm, giá cá cũng giảm, trong khi giá dầu tăng nhiều lần khiến ngư dân các làng biển gặp nhiều khó khăn.
Nghịch lý giá xăng dầu tăng nhưng sản lượng khai thác giảm và giá hải sản tăng không đáng kể là thách thức lớn đối với hiệu quả khai thác của các tàu đánh bắt xa bờ. Việc hình thành những đội tàu tải và tàu thu mua hải sản trên biển được xem là giải pháp hợp lý chia sẻ gánh nặng phí tổn cho ngư dân.
Bên cạnh niềm vui của những ngư dân sau chuyến đi biển với thuyền về đầy ắp cá thì không ít người rơi vào cảnh nợ chồng nợ vì thất thu, thương lái ép giá… và họ đành phải “bỏ” biển.
Không những gặp khó khăn do ngư trường cạn kiệt, giá xăng dầu và ngư cụ tăng cao, thời gian qua các chủ tàu cá luôn chật vật với việc tuyển bạn ghe đi biển. Để khỏi phải cho tàu nằm bờ, các chủ tàu phải đổi mới cách phân phối lợi nhuận và quản lý đối với lao động.
“Nghề biển bây giờ khó trăm bề. Dù vậy, chúng tôi vẫn ra khơi, bám biển để sống và còn giữ biển của mình nữa chứ” – lời của lão ngư Huỳnh Văn Kiệt (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền – Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng là nỗi niềm chung của đông đảo bà con ngư dân trong tỉnh đang ngày đêm bám biển mưu sinh.
Nghề cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Bình Định. Tuy nhiên, để nghề cá phát triển tốt hơn, đóng góp nhiều hơn, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá… cần được tăng cường đầu tư nhiều hơn.