Hiện, đang là thời điểm nguồn lợi khai thác thủy sản ven bờ khá dồi dào do là mùa sinh sản của các loài cá biển (tháng 3 – 7), nhưng thay vì bảo vệ nguồn lợi, tình trạng khai thác thủy sản tận diệt diễn ra tại nhiều địa phương ven biển.
Bộ Thủy sản Thái Lan quyết định ban hành lệnh cấm khai thác thủy sản tại một số khu vực của Vịnh Thái Lan.
Theo quy định, tàu khai thác xa bờ phải có đủ 4 chứng chỉ, gồm: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và thợ máy mới được ra khơi. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân khi hoạt động trên biển, tuy nhiên, thực tế lại nảy sinh nhiều bất cập.
Nghề đánh bắt hải sản ở xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) đang ngày càng phát triển, ngư dân ứng dụng thành thạo có hiệu quả máy dò ngang đã mang lại hiệu quả với sản lượng khai thác tăng cao.
Trong những ngày vừa qua, lực lượng chức năng tại Hà Tĩnh liên tiếp bắt giữ được 3 tàu cá sử dụng hình thức khai thác hủy diệt trên vùng biển của các tỉnh này.
Việt Nam đã rất nỗ lực để khắc phục những khuyến nghị của Liên minh châu Âu (EC). Thực tế, tại các địa phương ven biển, rất nhiều kết quả tốt được ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn cần thêm những giải pháp mang tính khẩn trương và quyết liệt hơn nữa trong giai đoạn “nước rút” này.
Cà Mau có bờ biển Đông và Tây, chiều dài hơn 250 km, có ngư trường rộng hơn 80.000 km2 là vùng biển cạn, có trữ lượng tôm, cá nhất nhì cả nước. Cà Mau là một trong 4 vùng trọng điểm thủy sản Việt Nam.
Tỉnh Quảng Ngãi có 5.573 tàu cá với tổng công suất hơn 1,8 triệu CV. Tuy nhiên, hệ thống cảng cá, khu neo đậu tại đây vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, tỉnh đang nỗ lực hoàn thiện trong năm nay.
UBND tỉnh Cà Mau vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 tỷ đồng đối với ông Hứa Chí Tâm (41 tuổi, ngụ ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), về những sai phạm trong hoạt động khai thác thủy sản.
Đang vào mùa khai thác, ngư dân nhiều vùng ven biển trên cả nước rất phấn khởi vì thủy sản nhiều, thu nhập khá. Theo đánh giá chung, mặc dù sản lượng không cao, nhưng nhờ giá bán tốt, ngư dân mang về nhiều lợi nhuận hơn.