Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.
TP Đà Nẵng hiện có hơn 2.000 tàu đánh bắt thủy, hải sản; trong đó, 217 chiếc đánh bắt xa bờ. Ngoài ra, khi có gió bão, hàng trăm tàu thuyền các tỉnh lân cận cũng tập trung về Đà Nẵng tránh trú đã khiến xảy ra tình trạng quá tải.
Tàu vỏ gỗ truyền thống, trang thiết bị không hiện đại, công suất nhỏ, nên hiệu quả khai thác hạn chế. Đây là nỗi lo thường trực của ngư dân vùng biển, đặc biệt khi việc khai thác ngày càng trở nên khó khăn.
Những ngày này, ngư dân xã An Ninh Đông, huyện Tuy An nhộn nhịp với việc khai thác tôm hùm giống.
Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tính đến ngày 25/2, toàn tỉnh đã lắp đặt được 137 thiết bị kết nối vệ tinh thuộc dự án hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar.
57/61 thuyền viên Việt Nam bị nhà chức trách Indonesia tạm giữ sẽ được đưa về nước, còn 4 người vẫn phải chờ cơ quan pháp luật của nước này làm rõ thêm.
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, thời gian gần đây, ngư dân ở các địa phương ven biển đã mạnh dạn đầu tư đóng tàu thuyền mới, cải hoán nâng cao công suất tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị, ngư lưới cụ hiện đại để vươn ra khai thác xa bờ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, toàn tỉnh có 7.226 tàu cá, với tổng công suất hơn 900 ngàn CV. Trong đó, có 2.746 tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản ở các vùng biển xa.
Từ năm 2009 đến nay, để nâng cao hiệu quả đánh bắt thủy sản, UBND tỉnh Nghệ An đã có những chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề khai thác từ vùng lộng ra vùng khơi.
Nhận được thông tin vùng biển Lý Sơn – Quảng Ngãi trúng đậm cá nục, nhiều tàu công suất lớn của Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên đã về đây mua cá. Họ mua cá không phải để chuyên chở đi nơi khác tiêu thụ kiếm lời mà đưa cá vào muối mắm ngay trên biển.
Từ tháng 2, bà con ngư dân 3 xã biển trên địa bàn huyện Lệ Thủy là Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc bước vào vụ khai thác sứa biển. Đây là một nghề khá mới nhưng đã góp phần quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo.