Ngay từ 2 giờ sáng mùng 2 Tết (1/2/2014) hàng trăm ngư dân ven biển thuộc các xã Hoằng Thanh, Hoằng Trường (Hoằng Hoá, Thanh Hoá) đã ra khơi lấy lộc đầu năm.
Lâu nay các vùng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hình thành nhiều khu “chợ” nổi trên sóng để mua bán hải sản và cung cấp nhu yếu phẩm phục vụ nghề biển. Chợ nơi trập trùng sóng nước quá lạ lẫm với những người ở trên bờ nhưng đã là điều thân thuộc với ngư dân “ăn sóng nói gió”.
Cuối năm, biển Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) trở nên rét lạnh, trời âm u, mọi hoạt động mưu sinh tại thị trấn dường như chậm lại. Tuy vậy, trong cái rét căm của xứ biển, nhiều ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió vẫn tiếp tục vượt những con sóng lớn, hòa mình với những cơn mưa, hứng chịu những cơn gió lạnh thổi thẳng vào người, vững vàng tiến ra khơi xa để câu những mẻ cá lớn, để kết thúc những ngày cuối cùng của mùa câu.
Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.
Cứ vào độ tháng mười âm lịch hàng năm, ngư dân vùng biển Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại bắt đầu một mùa đánh tép. Và, mùa tép thường kéo dài cho đến tháng giêng năm sau…
Sau nhiều năm tạm hoãn, sáng nay (20/1) dự án Cảng cá Phú Lạc được khởi công xây dựng. Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công đang tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm hoàn thành dự án vào cuối năm.
Là một trong những xã có nhiều hộ dân phải di dời để thực hiện dự án thủy điện sông Đà, Vầy Nưa bao năm qua dù đã cố gắng nỗ lực không ngừng nhưng vẫn có tới gần một nửa hộ dân thuộc diện hộ nghèo. Không nghèo sao được khi mà nghề chính để mưu sinh của người dân nơi đây chỉ là giăng câu, thả lưới trên hồ thủy điện sông Đà.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Lê Trường Lưu vừa ký quyết định thành lập Khu Bảo vệ thuỷ sản Cồn Giá, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang. Đây là Khu bảo vệ thủy sản thứ 11 trên hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Đêm cuối năm, cùng tàu cá vươn khơi đón luồng cá mới, tôi đã có dịp say với những mẻ lưới cá cơm trên biển. Cá trúng mùa, được giá, sự khắc khổ có vẻ đã nhạt dần trên khuôn mặt của những ngư dân vốn sạm đen vì nắng gió.
Cách cửa xả lũ của thủy lợi Ayun Hạ hơn 1 km đã nghe tiếng nước réo ầm ầm giữa núi rừng thâm u. Hai họng nước như dòng thác đổ từ độ cao hơn 30 mét xuống với lưu lượng 200 m3/s, bụi nước bắn ra cả trăm mét. Ngày lũ lớn, lưu lượng xả lên 500 – 700 m3/s. Dòng nước hung dữ này hẳn không dành cho người yếu vía nếu muốn tới gần. Cách đó hơn 200 mét là nơi ông Trần Anh Kiệt đặt chiếc sa bắt cá chạy ngang dòng sông rộng 50 mét bắt mỗi ngày cả tấn cá.