Ngày 11/9/2013, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND quy định quản lý các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Trước Tết Nguyên đán – 2014, 200 căn hộ sẽ được bàn giao cho ngư dân vốn quen sống thủy cư trên vịnh Hạ Long; 164 căn hộ còn lại sẽ hoàn thiện và bàn giao trong quý I/2014. Dự án di dân làng chài trên vịnh Hạ Long mang lại ý nghĩa lớn, bảo đảm an sinh cho ngư dân và bảo tồn di sản vịnh Hạ Long.
Trong những ngày qua, cá chình con xuất hiện với mật độ khá dày trên sông Cái ở khu vực đập thủy nông Tam Giang nối liền hai xã An Thạch và An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ước tính mỗi đêm hàng trăm người ở dân sử dụng những tấm mành lưới cước vớt được từ 15.000 – 18.000 con chình con.
Mùa đánh bắt cá bông lau trên sông Vàm Nao, sông Tiền, sông Hậu tuy mới khởi động, song ngư dân đã “trúng đậm”. Chị Trần Thị Hai, xã Bình Thủy (Châu Phú, An Giang), cho biết: “Năm nay, gia đình có tiền mua sắm Tết là nhờ thả lưới trúng cá bông lau”.
Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4 – 5 lần so với các loại hải sản khác.
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ với tổng diện tích khu bảo tồn hơn 27.000 ha.
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Trị, công tác quản lý khai thác, phương tiện nghề cá trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng đi vào nền nếp.
Thượng nguồn Thu Bồn trước đây là nơi loài trảnh sinh sôi, phát triển dày đặc. Nhưng hiện nay, trảnh ngày một ít đi, từ đó những người làm nghề câu trảnh cũng thưa dần, chỉ còn lại anh Lê Thành Công (32 tuổi, tổ 3, thôn Nông Sơn, xã Quế Trung, H. Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang đeo đuổi những con trảnh cuối cùng.
Mùa gió chướng có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đời sống và sản xuất của bà con ngư dân miền biển Tây Nam bộ. Đối với nghề đánh bắt thủy sản, đây là mùa khiến bà con lao đao nhất trong năm.
Nhà nghèo, từ năm 16 tuổi anh Nguyễn Tấn Toàn, ở xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã gác lại chuyện học hành để “đi bạn” trên một con tàu cá, kiếm tiền nuôi cha mẹ già. Những tháng năm vượt sóng đầy gian khổ, anh Toàn luôn nuôi chí vươn lên và cuối cùng cũng đã tự đóng cho mình một chiếc tàu cá để bám biển Trường Sa, Hoàng Sa, trở thành một trong những ngư dân tỷ phú ở làng chài Cổ Lũy, Tịnh Khê…