Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.
Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.
Hàng trăm tàu cá ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) sau một mùa đánh bắt đối mặt với sóng gió ở biển khơi, giờ được đưa lên triền đà để tu sửa, nâng cấp, chuẩn bị vào mùa biển mới. Ngư dân gọi, đây là mùa “làm nước” cho tàu.
Tình trạng ngư dân dùng rọ lồng nhập từ Trung Quốc tận diệt các loài thủy sản ở các sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bến Ván… đang ngày càng phổ biến, gây nhiều bức xúc cho nhân dân.
Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài bờ biển 72km, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá ngày càng hoàn thiện, như: cảng cá Trần Đề, khu neo đậu tránh trú bão Kinh Ba, các bến cá tại cộng đồng ngư dân… Vì vậy, khai thác biển đã và đang trở thành lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về an ninh quốc phòng của địa phương.
Biển động, phí tổn tăng là rào cản của ngư dân mỗi khi dong thuyền ra khơi đánh bắt. Nhưng với vụ cá bắc năm nay, những bất lợi ấy đã không khiến họ bận tâm, bởi điềm lành liên tục xuất hiện ngay từ đầu vụ…
Tập trung lực lượng tài công, anh em bạn ghe giàu kinh nghiệm, các chủ tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Vũng Tàu, Long Hải, Phước Tỉnh đã tổ chức nhiều chuyến khai thác ngư trường vùng biển Trường Sa.
Sáng 12/11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.
Bất kể ngày hay đêm, hễ con nước lên là trên những đoạn kênh rạch nước đen ngòm, rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối,…lại thấp thoáng những bóng người lặn ngụp để vớt trùn chỉ (hay còn gọi là giun nước). Vì mưu sinh, nên cả năm họ phải “bán mặt cho nước, bán lưng cho trời” trên những đoạn sông, rạch như thế.
Sau khi bão số 14 (Haiyan) vừa đi qua, ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung lại chuẩn bị ngư cụ, hối hả vươn khơi đánh bắt, với hy vọng bù lại thiệt hại của những chuyến biển dở dang vì bão.