Nếu dân xã Phước Thể (Tuy Phong, Bình Thuận) nuôi điệp quạt thành công cũng có nghĩa xây dựng được chương trình chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council – Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế) và truy xuất nguồn gốc xuất xứ của loài điệp quạt, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Để chủ động phòng chống bão Hải Yến, ngày 10/11/2013, tỉnh Nam Định đã thành lập 3 đoàn kiểm tra do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Tuấn và hai Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN&PTNT trực tiếp kiểm tra công tác chống bão tại địa phương này.
Trước đây, vào mùa biển động, những phụ nữ miền biển thường phải đi vay mượn, thậm chí vay nóng để trang trải cuộc sống gia đình vì chồng con không thể ra khơi. Song giờ đây, chị em đã có thể chọn nhiều nghề làm sinh kế cho gia đình trong giai đoạn tàu nằm bờ…
Đã hơn 23 ngày trôi qua kể từ khi liên lạc với gia đình lần cuối. Đến nay, mọi thông tin đối tàu cá và 14 ngư dân đi trên tàu cá này dường như biệt vô âm tín. Những người thân trong gia đình các ngư dân đang ngày đêm ngóng đợi trong nỗi tuyệt vọng.
Vừa qua phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã có cuộc họp khẩn để giải quyết xung đột về phương thức đánh bắt giữa các vạn lặn với các chủ ghe cào. Tuy nhiên, cuộc họp chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành theo đúng quy định của pháp luật chứ chưa có những giải pháp hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ hay chuyển đổi ngành nghề bền vững.
Tỉnh Tiền Giang có 3 huyện bị ảnh hưởng bởi lũ, gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, hiện nước lũ vùng đang rút, nhưng với cường suất thấp. Mực nước lũ năm nay đủ để tháo chua, rửa phèn, ít gây thiệt hại mùa màng, nhưng nguồn cá, tôm giảm đáng kể, khiến việc mưu sinh mùa nước nổi của cư dân vùng lũ cũng vất vả hơn.
Khai thác vụ cá Nam 2013 đã kết thúc, sản lượng đánh bắt tăng cao, ngư dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối diện nhiều khó khăn (thời tiết bất lợi, giá xăng dầu tăng, nguồn lao động đi biển khan hiếm…).
Ở các làng chài trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), có những người phụ nữ ngày ngày tần tảo cần cù, chịu thương chịu khó mưu sinh trên những con sóng dữ…Hơn 40 tuổi, với bàn tay thô ráp cùng khuôn mặt sạm đen vì nắng và gió biển, chị Ngô Thị Phi (thôn Đông, xã An Vĩnh) có thâm niên hơn chục năm cùng chồng bám biển mưu sinh.
Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định cho biết, tổng số tàu thuyền của ngư dân Bình Định di chuyển đánh bắt trên các ngư trường hiện nay là 7.345 tàu/42.268 người, trong đó có 2.748 tàu cá đang hoạt động khai thác thủy sản ở các vùng biển xa.
Chỉ cần một phiên đi biển săn rùa trái phép, mỗi ngư dân có thể trúng gần trăm triệu đồng. Nhưng hiểm họa, tai ương khôn lường khi phải lặn dưới đáy sâu bằng dây hơi thô sơ giữa đại dương nhiều hiểm nguy. Để có được những con rùa biển, nhiều người phải trả giá bằng tính mạng.