Những năm gần đây, các bãi bồi rừng ngập mặn ven biển Sóc Trăng được thiên nhiên ưu đãi và nhiều chính sách của địa phương, môi trường thuận lợi nên các quần ngư hội tụ về sinh sản tại các bãi bồi rừng phòng hộ ven biển ngày càng nhiều, hình thành nên các bãi sò huyết, nghêu, cua biển giống và cũng là nơi lý tưởng của các loài thủy sản khác: cá chẽm, cá ngát, tôm sú, tôm sắt, cá kèo sinh sản. Ước tính trung bình mỗi năm đem lại nguồn thu nhập cho người dân nơi đây hàng chục tỉ đồng.
Là một trong những cửa biển lớn của tỉnh Cà Mau chỉ sau Sông Đốc, cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh là nơi hội tụ nhiều nguồn lợi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
Sau bão số 11, ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khẩn trương khắc phục hậu quả, tiếp tục ra khơi khai thác và có nhiều chuyến biển bội thu.
Sau 2 trận bão số 10 và 11, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có tổng thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng, trong đó riêng thiệt hại về tàu thuyền của ngư dân là 20 tỷ đồng.
Từ tháng 9 (dương lịch) đến tháng 3 năm sau là mùa sinh sản của cua biển. Thời gian này cua di chuyển vào cửa Lạch Vạn, rồi vào sâu trong rừng ngập mặn cư trú, sinh sôi… Đây chính là thời điểm người dân xã Diễn Vạn (Diễn Châu, Nghệ An) vào mùa “săn” cua để bán cua thịt hoặc con giống cho những hộ nuôi cua thương phẩm.
Bão số 11 đi qua cũng là lúc người dân Đà Nẵng tất bật lo toan cuộc sống thường ngày. Dọc tuyến Hoàng Sa – Trường Sa, đoạn từ Công viên Biển Đông ra bán đảo Sơn Trà, hàng trăm quán xá, nhà dân bị bão thổi bay tốc mái; cát, đá, sỏi tràn kín mặt đường. Hai bên đường, hàng chục chiếc thuyền, thúng bị bão đánh bật lên nằm ngổn ngang, có chiếc lật úp, chiếc nằm nghiêng, chiếc không còn đuôi thuyền… Người dân tất bật sửa sang lại mọi thứ vừa bị bão tàn phá.
Bão số 11 đã làm cho rất nhiều tàu thuyền của ngư dân tỉnh Quảng Nam hư hại. Bà con ngư dân đang đối diện với nhiều khó khăn bộn bề trước khi vào mùa khai thác mới.
Từ sau bão Nari, ngư dân ven biển tỉnh Quảng Ngãi luôn bận rộn với những mẻ ruốc tươi rói không kịp thu mua. Năm nay, mùa ruốc đến sớm hơn so với năm trước, mang về lộc biển cho dân nghèo trong mùa biển động.
Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.
Tuy bão đã qua đi nhiều ngày, gió đã tan, biển đã lặng nhưng nhiều tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn vẫn không thể vươn khơi.