Bao đời nay, người dân làng chài Nguyệt Đức, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) lênh đênh trên sông Cầu mưu sinh. Dù cuộc sống vất vả, gian khó nhưng họ vẫn lạc quan vào một ngày thế hệ tương lai của họ được “lên bờ”.
Theo Thanh tra thủy sản Bình Thuận, thời gian gần đây, tình trạng ngư dân đánh bắt hải sản bằng giã cào bay (thuyền công suất lớn sử dụng lưới tầng đáy đánh bắt gần bờ), sử dụng chất nổ, điện để khai thác thủy sản tại vùng biển Bình Thuận có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Trận mưa lúc sáng sớm khiến hầu hết các hoạt động tại chợ cá Trường Xuân (huyện Tháp Mười – Đồng Tháp) như dừng hẳn lại. Khi mưa ngớt hạt, chiếc xuồng máy đầu tiên vừa ghé bến chợ, anh Lê Đức Tuấn ở xã Thạnh Lợi buông lái, xốc nhanh bao cua đồng lên bờ cân bán cho nhà vựa.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định hỗ trợ đợt 4.2013 trên 18 tỷ đồng thực hiện chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, ta thấy xuất hiện rất nhiều hầm ương vèo cua giống. Khoảng 3 năm trở lại đây, nghề ương cua giống mang lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con truyền kinh nghiệm cho nhau, liên tiếp mở rộng diện tích nuôi vèo.
Khai thác thủy sản trên biển mùa mưa bão luôn phải đối phó nhiều nguy cơ, đe dọa trực tiếp sinh mạng và tài sản của ngư dân. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định triển khai khá bài bản các phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB – TKCN) trên biển năm 2013.
Nghề lưới chấp (lưới xù, lưới quét) xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nam Định. Về nguyên lý khai thác giống như lưới rê truyền thống của tỉnh BR – VT, tuy nhiên lưới chấp có nhiều tầng khai thác với kích thước mắt lưới khác nhau. Nghề này du nhập vào tỉnh BR – VT từ năm 2006, chỉ hơn 6 năm qua số lượng ghe làm nghề lưới chấp của tỉnh BR – VT đã là vài chục chiếc.
Là huyện đảo tiền tiêu, nên Phú Quý luôn “nhạy cảm” với các hiện tượng thời tiết cực đoan trên biển. Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn luôn được địa phương ưu tiên chú trọng.
Vụ cá nam năm 2013, ngư dân tỉnh Thanh Hóa đã khai thác được 42.509 tấn thủy sản, bằng 103% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 40.843 tấn, khai thác nội địa đạt 1.666 tấn.
Bão ập đến cuốn đi nhiều tài sản, công sức của người dân, nhưng sau khi bão tan, những người dân làng biển đang được tận hưởng nguồn “lộc” do biển cả trao tặng. Sự vui mừng, phấn khởi thể hiện rõ trên những khuôn mặt ngư dân rạm nắng, gió đang từng ngày vật lộn với biển cả để mưu sinh.