Sáng sớm ven âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), hàng chục phụ nữ chân mang ủng, cầm theo dụng cụ lụi cụi với công việc bắt sò thường ngày. Những phụ nữ này đều đến từ các vùng quê nghèo Quảng Nam đến.
Với mức lương từ 8 – 10 triệu đồng/người/tháng, cao gấp nhiều lần tàu cá trong nước, rất nhiều người dân ở các huyện ven biển Thanh Hóa đã bỏ đi làm “chui” trên tàu cá của Trung Quốc.
Nhận được nhiều hỗ trợ từ phía địa phương, cộng đồng, ngư dân Quảng Ngãi đã mạnh dạn vay vốn, bán hoặc chuyển hoán tàu cũ công suất nhỏ để đầu tư đóng mới tàu công suất lớn ra khơi trong vụ cá Nam.
Nhìn từ góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Xuân An- Phó Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam chia sẻ thực tế nghề này và những tư vấn thiết thực cho lao động.
Từ tháng 9 đến tháng 2 âm lịch hàng năm là mùa sinh sản của cua biển. Cũng vì vậy, cua con theo nước biển đổ vào các kênh, rạch trong đất liền. Đây chính là thời điểm người dân sống ở các xã ven biển vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) vào mùa kéo cua biển giống để nuôi hoặc bán cho những người nuôi cua thương phẩm.
Ngày 24/4, Đài thông tin Duyên Hải Cần Thơ phối hợp với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng tổ chức tập huấn thiết bị kết nối vệ tinh cho trên 60 chủ phương tiện và thuyền trưởng thuộc Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Đây là Dự án Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh (MOVIMAR).
Vào những ngày này, người dân xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị) đang bước vào vụ khai thác sứa biển. Phần lớn ngư dân trong xã tạm thời chuyển từ nghề cào nghêu, đánh bắt ven bờ sang đánh bắt sứa vì có thu nhập khá hơn.
Bao đời nay, ngư dân Quảng Ngãi vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa, dù phải chịu vô vàn khó khăn do thiên tai, nhân tai. Hơn bao giờ hết, họ rất cần được tiếp sức. Đây cũng là những cố gắng mà chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực thực hiện, như những chia sẻ của ông Phan Huy Hoàng (ảnh), Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi.
Đã mấy mươi năm, không biết bao nhiêu xác tàu đã rũ, nhưng cuộc sống của họ vẫn vậy – vẫn với những căn nhà xiêu vẹo, mưa tạt, gió lùa. Sáng ra biển, chiều vào bờ là công việc đã được ngư dân tại cửa biển Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau truyền nhau qua nhiều thế hệ.
Hơn một tuần qua, khu vực từ biển Nhà Mát (TP. Bạc Liêu) kéo dài đến xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) xuất hiện con ruốc với số lượng lớn.