Ngày càng có nhiều thanh niên ở Tam Quang, Tam Hải (Núi Thành) đi làm ăn xa, gặp thời buổi kinh tế khó khăn, đã quay trở về chọn nghề biển truyền thống của cha ông để mưu sinh.
Trong các ngày từ 20 – 23/11/2012, Chi cục Thủy sản Tây Ninh đã tiến hành thả gần 10 tấn cá giống (tương đương khoảng 1 triệu con) vào hồ Dầu Tiếng, gồm 4 chủng loại là mè hoa, mè trắng, trôi và trắm cỏ.
Sau chuyến biển dài ngày lênh đênh trên sóng nước, những ngày mà các con tàu đánh bắt cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp của ngư dân huyện Hoài Nhơn (Bình Định) về neo đậu tại bến thuyền Tam Quan Bắc là thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi của các phương tiện và chủ tàu.
Những chiếc vỏ lải chở đầy hoa súng, những con thuyền cứ muốn chao nghiêng vì lươn cá đầy khoang. Mùa nước nổi, nông dân miền Tây Nam Bộ trở thành ngư dân.
Để quản lý tốt nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà cần có những giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Các giải pháp vận động và tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề ổn định cuộc sống là việc Yên Bình cần quan tâm.
Một đội tàu cá công suất lớn của ngư dân TP.Đà Nẵng đang ngày càng lớn mạnh với khát vọng gầy dựng đội tàu bám biển dài ngày và tăng chất lượng hải sản.
Khi những đợt gió đầu tiên mang chút rét đầu đông tràn về cũng là lúc người dân Cửa Tùng (H. Vĩnh Linh, Quảng Trị) nô nức hái “lộc trời”.
Về Kiến Quốc (Kiến Thụy, Hải Phòng) vào những ngày tháng 10 âm lịch không khí thật nhộn nhịp. Xe đạp, xe máy nườm nượp chở rươi từ đầm bãi ngoài đê về khu chợ thủy sản. Tại đây, các xe ô tô tải đã chờ sẵn để đóng hàng chở đi khắp nơi tiêu thụ. Nhiều người dân ở Kiến Quốc có thu nhập khá từ việc khai thác rươi.
Giá một cân rươi ở Hải Phòng, Hà Nội mùa này đang dao động từ 400.000 – 600.000 đồng nên nhiều người tưởng rằng người “nuôi” rươi sẽ giàu to.
Mùa đông, nhưng nhiều ngư phủ ở phường Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) vẫn đạp sóng ra khơi. Những người “tạm biệt” nghề biển thì ở nhà mở dịch vụ buôn bán, tìm kiếm việc làm ở các cơ sở du lịch. Cửa Đại bây giờ không có mùa “ngủ đông”…