UBND TP Đà Nẵng vừa quyết định phê duyệt đề án “Nâng cao hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ đến năm 2020”. Đề án có tổng kinh phí thực hiện hơn 1.100 tỷ đồng.
Nghề khai thác, đánh bắt hải sản là một trong những thế mạnh kinh tế của huyện Phù Cát. Nhờ Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nghề cá với những chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển khai thác; xây dựng cảng cá Đề Gi, tạo thuận lợi cho tàu thuyền vào bán sản phẩm, tiếp nhiên liệu, vật tư, lương thực, thực phẩm ra khơi, nhiều hộ ngư dân ở Phù Cát đã “ăn nên làm ra”.
Mới hỏi đến nghề câu mực, ông Nguyễn Hữu Ngọt, chủ nhiệm hợp tác xã đánh bắt xa bờ và dịch vụ thuỷ sản xã Bình Chánh lắc đầu: “Chưa có năm nào thê thảm như năm nay, đã bị mất mùa mực mà bán cũng không mấy người mua. Dân tui thì bỏ biển, tàu thuyền nằm bờ nhiều quá!”
Khoảng 40.700 tàu cá của ngư dân miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đã được kiểm đếm và thông báo về vị trí, hướng di chuyển của áp tháp nhiệt đới đang có khả năng mạnh lên thành bão trên biển Đông để chủ động phòng tránh.
Gần đây nhiều chủ ghe đánh cá than phiền về tình trạng ngư phủ quậy, trốn không chịu ra khơi, có hành vi lừa đảo. Nghề cá càng khó khăn thì dường như hiện tượng này càng có nguy cơ lan rộng.
Chằn chằn tựa như nghêu, con to nhất chỉ bằng đầu ngón tay út. Người vùng biển không phải ai cũng biết chằn chằn bởi nó sống ở nơi có nước biển.
Ba, bốn năm về trước, nghề lưới vây ở xã Bình Đông (Bình Sơn) hoạt động ít hiệu quả, tàu thuyền ra khơi bị thua lỗ do hải sản các loại gần bờ cạn kiệt; ngư dân trong xã lại thiếu nguồn vốn đầu tư để nâng công suất cải hoán hoặc đóng mới tàu thuyền vươn khơi xa.
Năm nay, lượng ruốc (tép biển, moi) ở vùng biển tỉnh Bạc Liêu xuất hiện thưa thớt, con ruốc nhỏ, bán không được giá, nhiều ngư dân cố gắng bám biển nhưng càng sản xuất càng thua lỗ.
Khai thác cá ngừ đại dương là một thế mạnh của Phú Yên, không chỉ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, mà còn chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm sức ép cho nghề khai thác ven bờ. Thời gian qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách nhằm “trợ lực” để ngư dân bám biển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngư dân vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Quy chế chứng nhận thuỷ sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu của Bộ NN&PTNT có hiệu lực từ ngày 1-10-2010. Tuy nhiên, sau gần 2 năm Quy chế này có hiệu lực thì phần lớn ngư dân Quảng Ninh vẫn “thờ ơ” và các doanh nghiệp thì buộc phải tìm cách đối phó.