(TSVN) – Biển Đông được ví như “rừng mưa Amazon” dưới biển, là một trong 20 vùng biển có khả năng khai thác thủy sản tự nhiên và NTTS mặn – lợ lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, ngư trường quan trọng bậc nhất thế giới này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, đe dọa trực tiếp đến an ninh nghề cá cũng như đời sống của hàng triệu ngư dân của các nước trong khu vực, trong đó có việt Nam. Cùng Tạp chí Thủy sản Việt Nam lắng nghe chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam về vấn đề này.
(TSVN) – Ngày 4/5/2021, Hội Nghề cá Việt Nam ban hành Công văn số 70/HNC-VP gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương về việc phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2021.
(TSVN) – Trung tâm dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật (HC – KT) đảo Sinh Tồn thuộc Hải đoàn 129, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết: lúc 17 giờ ngày 2/5, Trung tâm đã khắc phục thành công sự cố hệ thống làm mát máy chính (sinh hàn dầu nhờn) của tàu cá QNg 90684 TS.
(TSVN) – Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành văn bản công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi được cấp cho tỉnh trong năm nay.
(TSVN) – Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá được đánh giá là mang lại hiệu quả trong chống khai thác IUU thời gian qua; hoạt động này cũng được các địa phương ven biển tích cực triển khai. Tuy nhiên, cần có nhiều giải pháp tăng cường quản lý hơn nữa để nghề khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững hơn.
(TSVN) – Sau gần một tháng vào vụ cá Nam, vụ đánh bắt thủy sản chính trong năm, đến thời điểm này, tại các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị tranh thủ thời tiết thuận lợi, các loại thủy sản xuất hiện nhiều, giá bán tương đối cao, ngư dân đang tập trung vươn khơi đánh bắt.
Nhằm hỗ trợ ngư dân, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu chính sách hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) tàu cá và cước phí thuê bao dịch vụ GSHT tàu cá trong tỉnh.
(TSVN) – Những ngày này, cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà) luôn tấp nập tàu thuyền cập bến với sản lượng tương đối khá, giá thành thu mua cao, tạo động lực cho ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, bám biển.
(TSVN) – Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg (Chiến lược) tạo cơ hội mới cho ngành thủy sản phát triển bền vững. Bởi định hướng trong thời gian tới là ngành thủy sản sẽ tập trung vào việc đầu tư tăng sản lượng nuôi trồng nhiều hơn, giảm sản lượng khai thác, nhằm bảo đảm khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, nhất là chấm dứt tình trạng khai thác IUU.
Việc thiết lập chuỗi liên kết giữa chủ tàu – doanh nghiệp – cơ sở mua gom sản phẩm cá ngừ đại dương là điều cần thiết. Ðể liên kết này thực sự nâng cao giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, giúp ngư dân tăng hiệu quả kinh tế, cần thêm hỗ trợ từ Nhà nước.