(TSVN) – Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong NTTS; là nhân tố chính quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, cá; nhưng việc kiểm soát nguồn nước lại rất khó khăn. AOcare Mineral Balance là sản phẩm của Skretting mới được giới thiệu ra thị trường, nhằm giúp quản lý và cải thiện chất lượng nước tốt hơn trong môi trường ao nuôi.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực – thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Nhiều vùng nuôi thủy sản truyền thống đã ngừng canh tác do hậu quả trực tiếp của tình trạng ô nhiễm nguồn nước nuôi. Một trong trong những nguyên nhân chính dẫn đến tôm nhiễm bệnh, tăng trưởng kém, tỷ lệ sống thấp là do chất lượng nước kém.
Người nuôi tôm thuờng nói: “Nuôi tôm là nuôi nước”, vì vậy, để tôm phát triển bình thường thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn, thời tiết, công nghệ và chế độ quản lý ao nuôi. Chất lượng nước được đánh giá bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời nhằm bảo vệ vật nuôi. Với mục tiêu hỗ trợ ngành NTTS phát triển bền vững, Skretting cam kết không chỉ cung cấp thức ăn tốt nhất để hỗ trợ tăng trưởng và sức khỏe của tôm, cá mà còn đưa ra các giải pháp để nâng cao và phát triển hơn nữa các hoạt động NTTS.
Ao nuôi tôm của khách hàng Skretting. Ảnh: SK
Chất khoáng có vai trò quan trong trong quá trình phát triển của động vật thủy sản như tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì chức năng sinh lý… Hiện nay, người ta đã xác định được 23 loại khoáng cần thiết cho động vật; tùy theo mức độ hiện diện của chất khoáng trong cơ thể của vật nuôi hay thức ăn mà người ta chia khoáng chất thành 2 nhóm chính:
Nhóm nguyên tố đa lượng gồm 7 loại khoáng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Phospho (P), Na (Natri), Kali (K). Clo (Cl) và lưu huỳnh (S);
Nhóm nguyên tố vi lượng gồm 16 nguyên tố: nhôm (Al), Arsen (As), Cô-ban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Man-gan (Mn), Molybden (Mo), Se-len (Se), Silic (Si), Ni-ken (Ni), thiết (Sn), Va-na-di (V), Kẽm (Zn). Sáu loại khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm là Ca, Cu, Mg, P, K, Se, Zn.
Nhu cầu về khoáng cho động vật thủy sản phụ thuộc vào: (1) thành phần và hàm lượng khoáng để hấp thu trong thức ăn, (2) nồng độ khoáng trong môi trường nước và (3) tình trạng dinh dưỡng trước đó của động vật thủy sản.
Sự thiếu hụt khoáng chất có thể xảy ra trong các điều kiện nuôi thâm canh ở các độ mặn khác nhau. Sự mất cân bằng khoáng chất có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe của các loài thủy sản và do đó nước ao có thể cần bổ sung khoáng chất để đạt được năng suất mong muốn.
Đối với tôm, chúng cần lột xác, như vậy thì mới tăng trưởng và phát triển được. Và lột xác chính là lúc nhạy cảm nhất của tôm, giai đoạn này tôm cũng cần khoáng chất nhiều nhất cho quá trình hình thành lớp vỏ mới và hồi phục lại sức khỏe. Khi thiếu khoáng chất, tôm rất dễ bị cong thân đục cơ, gây dị hình dị dạng. Nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng hấp thu Mg sẽ giảm khi Ca và P được hấp thu quá nhiều. Việc cân đối lượng khoáng chất để đảm bảo không nguyên tố nào thiếu đang là một vấn đề nan giải trong nuôi tôm hiện nay.
Cá hoạt động nhiều hơn tôm, do đó nhu cầu khoáng chất sẽ cao hơn, giúp chúng có đủ năng lượng cho các hoạt động. Thiếu khoáng chất, cá dễ bị cong thân, vẹo lưng, làm giảm giá trị sản phẩm khi đưa ra thị trường. Các nguyên tố trong khoáng chất cũng là những chất xúc tác cho quá trình sinh sản, đảm bảo tỷ lệ sống sót cho trứng và đàn cá giống sau này.
Khi các chỉ tiêu chất lượng nước bị biến động cũng là lúc tôm, cá cần nhiều khoáng chất. Tuy nhiên, việc hấp thụ khoáng chất của tôm cá còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe của chúng, giai đoạn phát triển và các phương pháp bổ sung khoáng chất của người nuôi.
Thủy sản là những loài có khả năng hấp thu khoáng chất từ môi trường nước hoặc thông qua thức ăn. Cá tôm trong ao còn có thể nhờ việc trao đổi áp suất thẩm thấu mà phần nào đáp ứng sự thiếu hụt khoáng chất của chúng. Tuy nhiên, nhu cầu về khoáng chất của tôm cá là rất cao, nếu chỉ nhờ vào lượng khoáng chất trong tự nhiên thì chắc chắn là không đủ trong điều kiện nuôi thâm canh. Do đó, nhất thiết phải bổ sung khoáng chất từ bên ngoài.
AOcare Mineral Balance là sự kết hợp độc đáo giữa khoáng vi lượng và đa lượng có nồng độ đậm đặc và tính khả dụng sinh học cao. Sự cân bằng giữa các thành phần ion chính Mg:Ca:K với tỷ lệ chuẩn 3:1:1 trong sản phẩm giúp khắc phục tình trạng thiếu khoáng cho ao nuôi, nhờ đó giúp tôm, cá có tỷ lệ sống vượt trội hơn, ngoài ra khi người nuôi sử dụng đúng liều lượng, AOcare Mineral Balance giúp người nuôi giảm được nhiều chi phí trong quá trinh sản xuất.
Sản phẩm khoáng AOcare chứa các khoáng chất để hỗ trợ duy trì sự cân bằng ion trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho tôm, cá phát triển tốt. Khoáng AOcare Mineral Balance giúp tối ưu hóa khả năng điều hòa ấp suất thẩm thấu của tôm và cá giúp các loài này thích nghi nhanh hơn với những thay đổi của môi trường và độ mặn, thúc đẩy quá trình lột xác và nhanh cứng vỏ ở tôm, giúp cá có khung xương chắc khỏe, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của tôm cá nuôi.
Canxi: Là thành phần thiết yếu tạo nên lớp vỏ tôm; đóng một vai trò quan trọng trong sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể, kích thích co cơ, cần thiết cho sự đông máu, điều hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào và hấp thu chất dinh dưỡng, cần thiết cho quá trình hấp thu Vitamin B12, điều hòa sự dẫn truyền thần kinh.
Magie (Mg): Là thành phần chủ yếu của vỏ tôm, tham gia vào quá trình trao đổi chất, đóng một vai trò quan trọng trong sự cân bằng axit-bazơ, điện thế màng tế bào, chất kích hoạt enzyme, kích thích co cơ và dẫn truyền các xung thần kinh. Vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng trong thức ăn, làm cứng lớp biểu bì và cân bằng nội môi sinh. Được sử dụng trong quá trình sinh trưởng.
Natri (Na): Là ion chính trong chất lỏng bên ngoài tế bào, tham gia điều hòa thẩm thấu, cân bằng axit-bazơ, điện thế màng tế bào, có chức năng trong dẩn truyền xung thần kinh và co cơ.
Kali (K): Cần thiết cho quá trình điều hòa thẩm thấu của máu và là ion dương chính của dịch nội bào, cân bằng axit-bazơ, K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. TTCT có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.
Lưu huỳnh (S): Tham gia vào cấu tạo lớp biểu bì, lưu huỳnh là thành phần thiết yếu của một số axit amin chính (methionine và cystine), vitamin (thiamine và biotin), hormone insulin, ngoài ra, lưu huỳnh được cho là có liên quan đến quá trình giải độc các hợp chất thơm trong cơ thể động vật
Kẽm (Zn): Tham gia vào quá trình khoáng hóa mô, hoạt hóa của nhiều loại enzyme. Kẽm là thành phần thiết yếu của hơn 80 metalloenzyme; được cho là có vai trò tích cực trong việc chữa lành vết thương, kéo dài tuổi thọ.
Mangan (Mn): Tham gia vào cấu tạo lớp biểu bì, Mangan trong cơ thể có chức năng như một chất kích hoạt enzym, đặc biệt là những chất liên quan đến chu trình acid citric bao gồm: arginase, phosphatase kiềm và hexokinase. Mangan là một thành phần thiết yếu của enzyme pyruvate carboxylase.
– Đối với trại giống và bể ương: Người nuôi nên sử dụng 3 g AOCare Mineral Balance cho 1 m3 nước.
– Trong nuôi cá thương phẩm: Người nuôi sử dụng 1 kg cho 1.000 m3 nước, định kỳ sử dụng AOcare Mineral Balance 2 tuần 1 lần. Tuy nhiên, người nuôi nên tăng liều gấp đôi trong mùa mưa và lúc cá có dấu hiệu stress.
– Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, trước khi thả tôm: Người nuôi nên sử dụng 3 kg AOCare Mineral Balance cho 1.000 m3.
– Trong giai đoạn nuôi thương phẩm: Người nuôi nên sử dụng AOcare Mineral Balance từ 1,5 – 3 kg cho 1.000 m3 nước tùy theo mật độ và độ mặn trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, người nuôi nên tăng liều sử dụng từ 2 – 3,5 kg cho 1.000 m3 nước khi tôm đến chu kỳ lột vỏ đồng loạt hoặc vào mùa mưa, đặc biệt khi tôm có dấu hiệu thiếu khoáng, cong thân, đục cơ, mền vỏ.
Hòa tan hoàn toàn khoáng AOcare Mineral Balance vào nước sạch từ ao sẵn sàng với tỷ lệ 1 kg khoáng trong 10 lít nước, rồi tạt đều vào trong bể giống, ương vèo hoặc tạt phía trước dàn quạt trong ao nuôi để dung dịch khoáng phân bố đều khắp ao.
Người nuôi nên dùng khoáng AOcare ở liều 2 – 3,5 kg/1.000 m3 nước trước khi thả tôm 60 phút, trước khi chuyển tôm 60 phút từ ao vèo/ương sang ao nuôi thương phẩm (sử dụng cùng lúc cho cả ao vèo và ao nuôi) và trước khi thu tỉa (6 – 12 tiếng) hoặc trước khi thu hết (6 – 12 tiếng). Ngoài ra, người nuôi nên sử dụng định kỳ theo hướng dẫn trên bao bì từ lúc thả giống đến lúc thu hoạch. Đặc biệt, vào những thời điểm thay nước nhiều thì sau khi thay nước xong người nuôi cũng nên tăng liều (gấp đôi liều khuyến cáo) để bù lại lượng khoáng đã mất đi do quá trình thay nước.
Trinh Trương
Mua ở đâu? Sao không thấy nói vậy?