T2, 06/07/2020 10:04

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm

Chưa có đánh giá về bài viết

Chuẩn bị ao

– Làm sạch đáy ao, gia cố bờ ao. Phơi đáy ao, cống từ 10-15 ngày để diệt các mầm bệnh còn lưu trong ao.

– Cho nước vào xả rửa đáy ao cho thật sạch

– Bón vôi nung để điều chỉnh pH đáy ao nuôi.

– Nếu ao bị phèn tiềm tàng nhiều, cần bón lót phân super lân kết hợp với vôi đá nung (CaO) để khử phèn. Sau đó xả rửa lần cuối cùng.

 

Để nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo chặt chẽ trong khâu kỹ thuật – Ảnh: Trần Út

Chuẩn bị nước nuôi

– Bơm nước vào ao qua túi lọc bằng vải cotton 2 lớp, có chiều dài từ 8-10m, đường kính khoảng 0.6m. Túi lọc sẽ lọc bớt địch hại và chất dơ, không cho vào ao.

– Mực nước trong ao phải đạt từ 1,0-1,2m. Sau đó tiến hành lắp ráp hệ thống quạt nước cho ao nuôi. Với ao 2.000m2 lắp 2 giàn quạt, 8-10 cái/dàn (tổng cộng khoảng 20 cánh quạt).

Chạy quạt 8-12 giờ/ngày để gây màu nước và thức ăn tự nhiên trong ao.

– Kiểm tra pH, độ kiềm (pH: 7.0 – 8.5; kiềm = 20 ppm).

 

Diệt cá tạp bằng dây thuốc cá hay hạt bã trà

– Dùng phân NPK hoặc DAP với lượng 1 kg/1.000m2 cho 1 ngày, dùng 2-3 ngày liên tục, dùng lúc nắng gắt. Sau khi dùng phân chạy quạt khoảng 2 giờ.

– Có thể dùng bột Tomboy 0 để gây màu nước cho ao với lượng 2 kg/1.000m2 /ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày trước khi thả tôm.

– Thời gian gây màu nước 7-10 ngày.

 

Chọn và thả giống

Chọn giống: nên chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn sau:

 – Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

 – Kích cỡ đồng đều, tôm thon dài, hoạt động bơi lội nhanh nhẹn. Không bị dị hình, không bị bệnh hay dấu hiệu bất thường như đục thân, mòn phụ bộ, đóng rong. Cỡ tôm 70.000-100.000 con/kg.

Kiểm tra nước ao nuôi lần cuối cùng trước khi thả tôm. Chủ yếu là pH và độ kiềm, so sánh với nước trong trại tôm để tránh gây sốc cho tôm. Nên thả giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

 

Quản lý và chăm sóc

Quản lý ao nuôi

Để dễ quản lý và nâng cao năng suất trong nuôi tôm càng xanh, ao lớn được khuyến khích chia thành 3 ao tương ứng với 3 giai đoạn phát triển. Diện tích ao tăng lên và mật độ thả giống giảm dần. Bảng dưới đây là một ví dụ của việc phân chia này:

 

Quản lý thức ăn

Việc cho ăn nên được điều chỉnh theo nhiệt độ:

 – Nhiệt độ nước <250C tôm sẽ giảm ăn.

 – Nhiệt độ <220C hoặc >350C tôm bỏ ăn.

Cách cho ăn: Đặc điểm chung của tôm là ăn liên tục và ăn ở những chỗ sạch sẽ. Do vậy, khi cho tôm ăn, rải đều khắp quanh ao, khu vực hành lang cho tôm ăn hoặc vùng sạch do dòng chảy cánh quạt tạo ra. Sau đó lấy tỉ lệ thức ăn đã được chuẩn bị sẵn, bỏ vào nhá để kiểm tra lượng thức ăn cho tôm có đúng không để điều chỉnh tăng hoặc giảm cho bữa sau hoặc ngày sau.

Kích thước nhá thường là 100×100 cm. Nhá được đặt xuống đáy ao.

Số lượng nhá khoảng 1.500m2/nhá

Số lần cho ăn:

 – Lượng cho ăn: được tính theo % trọng lượng tôm:

 – Ao ương: cho ăn 4-6 lần/ngày.

 – Ao nuôi chuyền: 3-4 lần/ngày.

 – Ao nuôi tôm đực: 3-4 lần/ngày.

Thời điểm cho ăn: tùy vào điều kiện, thời tiết cũng như sự tiện lợi, nhưng cố gắng làm sao cho khoảng cách giữa các bữa ăn tương đối với nhau và đúng giờ nhằm tạo cho tôm có thói quen ăn theo giờ.

>> Hệ thống thổi khí cơ học được khuyến khích sử dụng cho sự đồng nhất của cột nước. Hệ thống này thông thường được đòi hỏi khi cho ăn hơn 30kg thức ăn mỗi ngày trên mỗi hecta. Hệ thống thổi khí đặc biệt quan trọng vào buổi tối khi ôxy hòa tan giảm xuống 3 mg/L.

Tuấn Tú

Tài liệu do Công ty TOMBOY – SKRETTING VIETNAM cung cấp

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!