Phải có đủ không gian để xây dựng một số máng đặt dưới nước. Nước sạch, không bị ô nhiễm; đất bằng phẳng để thích hợp các máng phải đảm bảo đủ không gian nuôi.
Khi tôm còn nhỏ, kém thích nghi môi trường, cần có chế độ ương dưỡng tốt, để hạn chế tối đa số lượng hao hụt.
Cá chép Koi (cá chép Nhật) là loài đang được người chơi cá cảnh trong và ngoài nước quan tâm, ưa chuộng nhờ có sự đa dạng về màu sắc, vây đuôi tạo nên sự độc đáo của cá.
Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, ít rủi ro, không cần đầu tư thức ăn lại cho thu nhập cao. Có nhiều hình thức nuôi hàu thương phẩm phù hợp với từng điều kiện khác nhau.
Diện tích nuôi luân canh tôm lúa toàn vùng ĐBSCL hiện khoảng 160.000 ha, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Đây là mô hình sản xuất phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu và độ mặn xâm nhập vào sâu trong nội địa.
Nuôi cá lồng trên sông, hồ phải chọn nơi có mực nước sâu trên 3 m, lưu tốc dòng nước không quá 0,3 – 0,5 m/giây, có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp.
Quy trình nuôi tôm sử dụng thức ăn tự nhiên ngày càng được áp dụng phổ biến và đã khẳng định được tính an toàn sinh học.
Bùn đáy là nguyên nhân chính gây ô nhiễm ao tôm và là nơi phát sinh mầm bệnh. Quản lý tốt bùn đáy sẽ góp phần quan trọng phòng tránh rủi ro và nâng cao năng suất tôm nuôi.
Thu hoạch tôm đúng phương pháp thích hợp và bảo quản tốt sẽ nâng cao giá trị, hiệu quả và làm gia tăng giá trị sản phẩm.
Đây là kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tay” do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện; sẽ là nguồn tài liệu thiết thực, ngư dân áp dụng để nâng cao chất lượng cá ngừ trên tàu câu tay.