Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống. Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 – 1.200 g. Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.
Cá chim vây vàng là loài cá nuôi ít rủi ro, cho lợi nhuận 40.000 – 80.000 đồng/kg. Những năm gần đây một số địa phương tận dụng các ao nuôi tôm bỏ hoang do dịch bệnh để nuôi thương phẩm loài cá này.
Cá trắm giòn có chất lượng thịt rắn chắc, thơm ngon, có độ giòn hấp dẫn mà cá trắm cỏ bình thường không có được. Hiện nay, giá bán trên thị trường khoảng 90.000 – 100.000 đồng/kg, gấp 2 lần so với trắm cỏ bình thường.
Mexico có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ biến động cao, tôm thường bị thiệt hại do dịch bệnh EMS. Để giảm thiệt hại do tôm chết sớm, người nuôi kéo dài thời gian ương, thả nuôi tôm kích thước lớn.
Trong điều kiện nuôi thương phẩm với mật độ cao, quản lý ao, bể nuôi không tốt, lươn dễ mắc một số bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống. Cần có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời để hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.
Để chống lại căn bệnh đốm trắng (WSSV) gây nhiều thiệt hại cho tôm nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản ở Colombia đã thực hiện chương trình sản xuất giống tôm có khả năng kháng loại virus gây bệnh này.
Ốc nhồi thương phẩm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn. Việc nuôi thương phẩm ốc nhồi đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và khôi phục nguồn lợi ốc tự nhiên.
Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, chi phí thức ăn chiếm đến 70 – 75% giá thành sản xuất. Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm giúp giảm giá thành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của vụ tôm.
Artemia là thức ăn tươi sống được sử dụng trong sản xuất giống thủy sản. Việc sử dụng ấu trùng Artemia Nauplius nở từ trứng với số lượng lớn có giá thành cao, đồng thời chất lượng trứng (tỷ lệ nở) không kiểm soát được. Để hạn chế việc này, người ta sử dụng nguồn sinh khối Artemia nhằm làm giảm số lượng Artemia Nauplius mà hiệu quả lại cao hơn.
Cá tra giống đã và đang là đối tượng nuôi làm giàu cho nhiều người dân ĐBSCL, tuy nhiên thời gian gần đây do thoái hóa con giống và môi trường ngày càng ô nhiễm nên quá trình ương từ bột lên giống 2 cm tỷ lệ sống không cao. Quy trình nuôi không thay nước sẽ hạn chế tối đa được mầm bệnh bên ngoài vào, qua đó tăng tỉ lệ sống trong quá trình ương.