Tu hài thường được nuôi ở những vùng bãi bồi hoặc vũng vịnh ven biển có thủy triều lên xuống hàng ngày; do vậy, khi dịch bệnh xảy ra sẽ lây lan nhanh, việc chữa trị không hiệu quả. Vì vậy, việc phòng bệnh là rất cần thiết.
Nuôi cá tra đang ngày càng giảm hiệu quả do chất lượng cá giống xuống thấp làm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi có khi lên đến 40 – 50% và nhiều dịch bệnh, phải kéo dài thời gian nuôi mới đạt trọng lượng thu hoạch. Do đó, sản xuất con giống sạch bệnh, có sức đề kháng tốt, tăng trưởng nhanh được đặt ra nhiều năm nay và mới đây, TS Nguyễn Quốc Bình ở Trung tâm Công nghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, đề xuất một quy trình sản xuất giống cá tra sạch bệnh.
Bổ sung chiết xuất carotenoid từ phấn ong có thể hỗ trợ tăng trưởng, đồng thời cung cấp chất tạo màu tự nhiên cho cá hồi nuôi.
Kết quả nghiên cứu thành công của Đại học Cần Thơ về ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi cá kèo thương phẩm là giải pháp mới cho nghề nuôi cá kèo, góp phần phát triển mô hình nuôi cá kèo bền vững và thân thiện với môi trường.
Nghề nuôi nghêu phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua, bởi đây là loài có nhiều giá trị về kinh tế và dinh dưỡng. Do đó, việc sinh sản nhân tạo nghêu giống thành công giúp người nuôi chủ động được con giống, đáp ứng chất lượng trong quá trình sản xuất.
An toàn sinh học là điều kiện tiên quyết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động NTTS; để thực hiện hiệu quả điều này đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều yếu tố, biện pháp.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh thủy sản nói chung nhất là với con tôm ngày một diễn biến phức tạp, nhiều bệnh chưa có giải pháp chữa trị dứt diểm; chính vì vậy, công tác phòng bệnh là hết sức quan trọng và người nuôi cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi tôm được khuyến cáo.
Theo báo cáo của các địa phương và các cơ sở nuôi tôm, trong thời gian gần đây đã xuất hiện hiện tượng tôm bị còi cọc, chậm lớn; nhiều trường hợp tôm bị kết hợp với bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính gây thiệt hại lớn về kinh tế của người nuôi tôm.
Đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm và gây nên thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm Việt Nam và trên thế giới. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, Nhật Bản vào những năm 1990, sau đó lan truyền nhanh chóng đến hầu hết các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nam Mỹ.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên The Journal of Fish Diseases, các chương trình nhân giống chọn lọc có tiềm năng đáng kể để làm cho cá rô phi kháng với Streptococcus agalactiae.