(TSVN) – Hỏi: Kỹ thuật chuẩn bị bể nuôi lươn?
(Nguyễn Viết Hà, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)
Trả lời:
Lươn có thể được nuôi trong bể xi măng, composite hoặc bể được lót bạt. Hoặc người nuôi có thể tận dụng các chuồng nuôi heo cũ không sử dụng để nuôi lươn. Diện tích phù hợp 5 – 10 m2, xây tường quanh bể với chiều dài khoảng 0,8 – 1 m. Thành bể cao 0,8 – 1 m; có độ dày 10 – 15 cm; độ sâu mức nước 0,2 – 0,4 m. Vật liệu xây bể có thể làm bằng gạch, đá. Toàn bộ mặt trong của bể cần lát gạch hoặc làm trơn láng bằng xi măng. Bể nuôi cần có cống thoát nước để tiện cho việc chăm sóc, thay nước. Mặt đáy nghiêng về phía thoát nước khoảng 2,5 – 3 cm. Miệng cống phải bịt lưới tránh lươn chui ra ngoài. Phía trên bể được lợp bằng mái che. Mặt nước của bể có thể thả bèo để chống nắng, thuận lợi cho sự phát triển của lươn. Nhiệt độ nước thích hợp để nuôi lươn là 25 – 270C, pH đạt 7 – 8,5. Ngoài bể nuôi lươn thương phẩm nên có một bể chứa nước để lọc và thay nước lúc cần thiết. Có thể làm giá thể để lươn trú ẩn bằng những ống tre, gạch, gỗ.
Người nuôi cần lưu ý, đối với bể cũ, sau khi thu hoạch xong cần tháo cạn nước, rửa sạch bể và phơi trong khoảng thời gian 25 – 30 ngày kết hợp hòa vôi bột quét mặt trong của bể. Mục đích là để tiêu diệt các mầm bệnh trong bể. Đối với bể mới xây, sau khi cấp nước vào bể và tiến hành ngâm với thân cây chuối hột trong khoảng thời gian 10 – 15 ngày, sau đó xả bỏ rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần rồi mới tiến hành cấp nước vào bể nuôi.
(Trần Văn Chiến, xã Tân Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang)
Trả lời:
Để phòng bệnh hiệu quả cho lươn, trong quá trình nuôi cần định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường nuôi như pH, ôxy, NH3… trước và sau mỗi kỳ thay nước bể nuôi. Từ tháng 1 – 2, thay 100% nước 1 – 2 ngày/lần trong bể nuôi. Mỗi tháng nên kiểm tra, phân loại cỡ lươn để thuận tiện trong việc chăm sóc và tránh hiện tượng ăn thịt lẫn nhau. Thường xuyên quan sát nếu con nào bị xây xát phải tách riêng để chữa trị. Khi phát hiện lươn có dấu hiệu bất thường như ăn ít, một số con bơi tách đàn hoặc ngóc đầu lên cần tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
Dùng thuốc tím (KMnO4) với lượng 2 – 3 g/m3 nước định kỳ 2 tuần/lần tạt đều khắp bể để phòng bệnh cho lươn hoặc sử dụng một số chế phẩm sinh học phù hợp với lươn.
Sau thời gian nuôi 3 – 4 tháng, lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Trước khi xuất bán, nên cho lươn nhịn ăn một ngày. Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ để chuẩn bị nuôi lứa tiếp theo.
Định kỳ bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C, sổ giun sán và trộn tỏi vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn. Đặc tính của lươn là ăn vào ban đêm, do đó, ban đêm cho lươn ăn lượng thức ăn khoảng 80%, còn 20% cho ăn vào ban ngày.