Lỷ cá (lỷ pia) hay còn gọi là trạn cá của người Tày sống dọc theo dòng sông Gâm đầy ghềnh thác làm ra để bắt cá lớn.
Lỷ cá được dựng bằng phên tre, nứa, chèn bằng hàng trăm mét khối đá bắt chéo dòng thác theo hình chữ V, dồn cá vào bẫy. Bẫy như cái sàng, để cá nhỏ lọt đi, cá to ở lại “ăn cái cá to thôi, cá nhỏ để sông nó nuôi, lớn mình lại ăn”. Cá lỷ giữ lại phải nặng trên 1 kg, có khi đến hàng chục kg, thường là giống cá ngon khó bắt như lăng, chiên. Lỷ cá thường do cả xóm chung sức mới làm được, cùng trông nom, chia sẻ sản phẩm.
Lỷ cá như một bộ phận cấu thành bữa ăn của những dân tộc “ăn theo nước”, sáng ra suối lấy gạo từ cối giã bằng sức nước, hái rau ven suối, bắt cá trong lỷ.
Cá giữ lại trên “sàng” thường nặng hơn 1 kg
Chú cá lăng hơn 2 kg được bắt từ chiếc “túi” dưới đáy lỷ
Những chiếc “túi” tre cài sâu dưới đáy lỷ bắt những chú cá khôn nhất
Thú nướng cá ăn trong đêm của người trông lỷ
Lỷ cá của một nhóm gia đình ven sông Gâm ở thị trấn Bảo Lạc (Cao Bằng)