Nghề nuôi biển đang ngày một phát triển về cả quy mô và đối tượng nuôi, tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất. Việc phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên cá nuôi biển là hết sức quan trọng.
Phòng và điều trị bệnh thường gặp trên cá nuôi biển
Bệnh ký sinh đơn bào
Tác nhân: Do trùng lông (trùng quả dưa nước mặn), trùng miệng lệch, trùng bánh xe ký sinh trên da và mang cá.
Biểu hiện: Cá bị bệnh thường tập trung thành đám và nổi trên mặt nước, các có biểu hiện ngưa ngáy và hay nghiêng mình. Quan sát trên da cá, thường có đám màu trắng nhạt, trên mang cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti. Cá bị nặng, toàn thân chuyển sang màu mốc bạc, tách đàn và chết; bệnh chết rải rác đến hàng loạt sau 3 – 7 ngày.
Phân bố bệnh: Theo Bùi Quang Tề và Hà Ký (2017), ký sinh trùng đơn bào phân bố rộng, gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống của nhiều loài cá nước lợ, mặn khác nhau. Mùa vụ xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là thời gian nhiệt độ từ 24 – 300C.
Bệnh sán lá đơn chủ
Tác nhân: Do Ancyrocephalus spp.; Pseudorhabdosynochus epinepheli; Benedenia hoshinia ký sinh trên da, mang cá.
Dấu hiệu: Giống Ancyrocephalus spp.; Pseudorhabdosynochus epinepheli thường ký sinh ở mang cá, trong khi, giống Benedenia hoshinia ký sinh ở da cá.
Ở Việt Nam, có khoảng 20 giống trong đó 3 giống Ancyrocephalus spp.; Pseudorhabdosynochus epinepheli; Benedenia hoshinia ở các loài cá song (mú);
Bệnh đỉa
Tác nhân: Do Zeylanicobdella anugamensis và Oceanobdella sexoculata ký sinh trên mang, da và vây cá.
Dấu hiệu: Đỉa ký sinh trên nắp mang, mang, da cá hút chất dinh dưỡng, khiến cá bị mất máu, ảnh hưởng đến sinh trưởng; nghiêm trọng còn khiến cá hô hấp khóa khăn, cơ thể mất nhiều máu sẽ chết.
Bệnh trùng mỏ neo nước mặn
Tác nhân: Do Therodamas sp bám trong khoang miệng cá làm cá khó bắt mồi và gầy yếu có thể chết.
Bệnh rận cá
Tác nhân: Caligus, Parapetalus, Ceratothoa verrucosa
Dấu hiệu: Rận cá ký sinh trên da, vây, nắp mang cá, khiến cá bị ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, giảm cường độ bắt mồi.
Bệnh lở loét xuất huyết
Tác nhân: Vibrio spp. (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. vulnificus); Pseudomonas sp.; Streptococcus sp.
Dấu hiệu: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi trên tầng mặt và quang thành lồng. Trên thân cá thường xuất hiện cá vết loét tấy đỏ to nhỏ khác nhau, xung quanh da phồng lên và có nhiều nhớt. Giải phẫu thấy các cơ quan nội tạng gan, thận, lá lách có hiện tượng xuất huyết, ruột, dạ dày không có thức ăn.
Bệnh vi khuẩn dạng sợi
Tác nhân: Do vi khuẩn Flexbacter
Dấu hiệu: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, cá bơi trên tầng mặt và quang lồng. Trên thân cá thường bắt đầu từ vùng đuôi xuất hiện các vết ăn mòn to, nhỏ khác nhau, xung quanh da phồng lên và có nhiều nhớt, vây đuôi cụt dần.
Tác nhân: Do Nấm Fusariumsp và nấm Lagenidium sp
Dấu hiệu: Đầu tiên trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm; sau vài ngày, sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bệnh hoại tử thần kinh
Tác nhân: Virus VNN (Viral Nervous Necrosis) hoặc tên khác VER (Viral Encephalopathy and Retinopathy).
Dấu hiệu: Cá bơi không định hướng, kém ăn hoặc bỏ ăn; thân đen xẫm, đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen, mắt đục hoặc phồng to; cá bệnh nặng hoạt động yếu, đầu nổi trên mặt nước hoặc nằm ở dưới đáy bể hay đáy lồng.
Bệnh khối u do virus
Tác nhân: Lymphocystivirus hay Lymphocystis disease virus (LCDV)
Dấu hiệu: Cá bệnh hình thành cá nốt sần (mụn cơm) mắt thường có thể nhìn thấy ở hầu hết cá hệ thống mạch ngoại biên. Các nốt sần có cấu tạo dạng viên sỏi, kích thước to nhỏ khác nhau, màu kem xám đến xám. Những dấu hiệu bên trong, xuất hiện một số tế bào lympho nhiễm virus ở trong cơ, màng bụng và trên bề mặt của các cơ quan nội tạng. Những dấu hiệu bên trong, tế bào lympho trương to, kích thước tăng 50.000 – 100.000 lần về thể tích so với tế bào bình thường.
Tác nhân: Do Iridovirus hình cầu 20 mặt, đường kính nhân 140-160nm, vỏ bao quanh đường kính 220-240nm. Acid nhân là AND. Vi rút ký sinh ở thận, gan, lá lách của cá bệnh.
Dấu hiệu: Cá bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, cơ thể chuyển màu đen, đặc biệt ở phần cuối thân và vây đuôi. Xuất hiện các mụn phồng rộp màu trắng trên thân, vây của cá. Cá bệnh nặng nổi lên tầng mặt sau đó từ từ chìm xuống đáy và chết, nên gọi là bệnh “cá ngủ”.
Gặp ở cá nuôi lồng: Cá song điểm đai (Epinephelus malabaricus) và cá song chấm cam (E.coioides) – Thái Lan; cá song mỡ (E. tauvina) – Singapore; cá song (Epinephelus sp) – Đoài Loan. Bệnh “cá ngủ” gây bệnh ở cá giai đoạn cá giống và cá thịt, tỷ lệ chết 80 – 90%. Ở Việt Nam bệnh xuất ở nhiều loài cá nuôi lồng ở vịnh Hạ Long. Mùa vụ phát bệnh từ tháng 3 – 8.
Điều trị: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, không để cho cá sốc vì các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi. Thả giống có địa chỉ đảm bảo không nhiễm bệnh virus. Cho cá ăn thức ăn dinh dưỡng tốt, không cho thức ăn tươi sống cần nấu chín. Mùa phát bệnh cho ăn thêm Vitamin C liều lượng 20 – 30 mg/kg cá/ngày, mỗi tháng cho ăn một đợt 7 – 10 ngày.