Việc thành lập một hệ vi sinh vật có lợi giúp đường ruột của vật nuôi khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng để tối đa hóa năng suất và lợi nhuận. Do đó, ngành nuôi trồng thủy sản đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế, không sử dụng các chất kích thích, kháng sinh nhằm bảo vệ đường ruột của vật nuôi.
Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm (Vietshrimp) lần thứ nhất – 2016 sẽ diễn ra ở Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật, trong quần thể kiến trúc Quảng trường Hùng Vương của tỉnh Bạc Liêu. Đây là quảng trường lớn nhất ĐBSCL hiện nay.
4 phóng viên nữ của The Associated Press (AP) gồm: Martha Mendoza, Robin McDowell, Esther Htusan và Margie Mason đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn kéo dài nhiều năm với hơn 340 lao động tại các xưởng chế biến thủy sản ở Đông Nam Á. Những câu chuyện của họ đều có nét tương đồng.
Sản phẩm sinh học và các giải pháp sinh học để thay thế kháng sinh và chất kháng khuẩn đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản; điển hình như prebiotics, probiotics, synbiotics…
EM được khẳng định là chế phẩm sinh học hoàn hảo nhất, có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, kích thích tăng trưởng của vật nuôi, gia tăng sản lượng và chất lượng. Tuy nhiên, để hạ giá thành, gia tăng hiệu quả, có thể sản xuất và sử dụng một số EM thứ cấp.
Vịnh Cát Bà, Lan Hạ, vịnh Bến Bèo thuộc quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải – TP Hải Phòng) có vị trí lý tưởng phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi các loại cá đặc sản, nhuyễn thể… theo mô hình lồng bè. Đây là hoạt động kinh tế chủ lực của cư dân, đồng thời góp phần phục vụ du lịch và phát triển kinh tế huyện đảo Cát Hải.
Để tôm lột xác tốt, đồng đều, người nuôi cần phải quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng đến lột xác như dinh dưỡng, môi trường, dịch bệnh.
Người nuôi cần nắm vững cách sử dụng của một số hóa chất xử lý trong ao nuôi tôm để giúp ao sạch bệnh và tôm phát triển an toàn.
Qua thời gian nghiên cứu, thực nghiệm các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh sử dụng công nghệ sinh học, không sử dụng kháng sinh hóa chất, Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 2 giai đoạn.
Anh Huỳnh Thanh Tùng (Tùng Ðen) ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã thuê 2.500 m2 đất tại ấp Năm Ðảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước để nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học do anh tự chế từ phân rác hữu cơ. Anh Tùng thả nuôi 500.000 con giống (500 con/m2), sau 3 tháng 12 ngày, thu hoạch 9,7 tấn (45 con/kg, giá 146.500 đồng/kg), lãi ròng 800 triệu đồng.