Ở ĐBSCL việc sử dụng ghe, xuồng làm phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản đã trở thành nét độc đáo trong đời sống của người dân vùng sông nước.
Đặc biệt ghe, xuồng ở miền Tây đa phần được đóng bằng gỗ (loại gỗ sao) rất đa dạng và phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau như: Ghe bầu, ghe tam bản, chẹc, vỏ lãi, xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy, xuồng đuôi tôm…
Bên cạnh đó hiện nay do nhu cầu phát triển thị trường, nhiều loại ghe được thay thế đóng bằng sắt để vận chuyển hàng hóa có trọng tải lớn.
PV xin giới thiệu những hình ảnh, nhiều loại ghe, xuồng ở miền Tây vận chuyển nông sản trên sông:
Ghe chở dừa khô ở huyện Châu Thành – Bến Tre.
Ghe chở trấu đem đi bán cho các chủ cơ sở làm lò gạch ở huyện Lấp Vò – Đồng Tháp.
Người dân xã Phú Hữu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) dùng ghe tam bản vận chuyển bưởi từ vườn vào nhà để bán cho thương lái.
Thu mua mía vận chuyển đến nhà máy đường ở Hậu Giang.
Ghe bầu có trọng lượng từ 20-35 tấn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy rất hiệu quả ở ĐBSCL.
ĐBSCL với nhiều loại phương tiện khác nhau trong đó ghe tàu đóng bằng sắt ngày nay được sử dụng nhiều vì có độ bền và sức chứa lên hàng trăm tấn.
Vào mùa lũ, ở Đồng Tháp và An Giang thường dùng chẹc để đưa rước học sinh đến trường.
Vỏ lãi loại nhỏ và dài phục vụ tốt đi ở vùng sâu ở nông để vận chuyển hàng hóa nông sản rất hiệu quả và nhanh. (Trong ảnh: Thương lái thu mua chuối của người dân ở huyện Thới Lai , TP. Cần Thơ).
Thông thường vào mùa thu hoạch lúa ở ĐBSCL có hàng ngàn ghe của thương lái đi mua lúa từ ngoài đồng về đến kho phục vụ xuất khẩu.
Ghe tam bản chở chuối đi bán ở TP. Cần Thơ
Ghe chở khóm Cầu Đúc ở TP. Vị Thanh – Hậu Giang.
Vào những ngày tết người dân miền Tây chở hoa và rau quả ra chợ bán.
Chở thủy sản như cá, tôm, cua mang đi tiêu thụ…
ĐBSCL nhiều sông rạch, hệ thống cầu chưa đảm bảo người dân còn phải đi phà qua các sông Tiền, sông Hậu. (Trong ảnh: Phà Vàm Cống (An Giang) đang hoạt động đưa khách sang sông).
Lê Hoàng Vũ
Theo Báo Nông Nghiệp