(TSVN) – Cá là một quần thể sinh vật kỳ lạ và vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về chúng. Cho dù chúng đang bơi tự do trong nước hoặc vùng vẫy trên mắc câu thì việc đo tốc độ chính xác của chúng vẫn rất khó thực hiện. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các chuyên gia động vật hoang đều đồng ý rằng, 10 loài cá dưới đây gần như là những “tay đua” nhanh nhất của đại dương.
Tốc độ tối đa: 129 km/h
Phạm vi: Bờ biển Australia và vùng nhiệt đới Ấn Độ – Thái Bình Dương
Với chiều dài tối đa được công bố là 4,65 m và trọng lượng 750 kg, đây là một trong những loài cá marlin lớn nhất và cũng là một trong những loài cá có xương lớn nhất. Ngoài việc khai thác thương mai, cá marlin đen cũng là một trong những loài có giá trị nhất trong giới câu cá giải trí.
Ảnh: American Oceana
Tốc độ tối đa: 110 km/h
Phạm vi: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Cá buồm, tên khoa học Istiophorus platypterus, là một loài cá biển trong họ Cá buồm. Loài cá này dài tới 3,6 m và cân nặng tới 125 kg.
Ảnh: Sport Fishing Magazine
Tốc độ tối đa: 80 km/h
Phạm vi: Các khu vực nhiệt đới và ôn đới của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Đây là một loại cá có giá trị thương mại bởi vì thịt có hàm lượng chất béo tương đối cao. Nó là quốc ngư của Thịnh vượng chung Bahamas và có mặt trên huy hiệu nước này. Con cái có thể có khối lượng gấp 4 lần so với khối lượng của cá đực. Khối lượng tối đa được công bố là 820 kg và chiều dài 5 m. IUCN hiện đang xem xét cá marlin sọc như một loài bị đe dọa do đánh bắt quá mức.
Ảnh: Bahlsen
Tốc độ tối đa: 78 km/h
Phạm vi: Các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới
Tên thường gọi là cá thu ngàng, cá thu. Phân bố tại vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ, Việt Nam. Đây là một loài cá có giá trị kinh tế. Cá thu ngàng có thân hình thoi, rất dài, hơi bị nén lại. Kích thước chúng dài đến 250 cm, đây là loài cá có mũi dài gần bằng 50% chiều dài cả đầu.
Ảnh: Marlin Magazine
Tốc độ tối đa: 74 km/h
Phạm vi: Vùng biển nhiệt đới đến ôn đới trên toàn thế giới
Cá mập mako vây ngắn là một loài cá mập lớn trong họ Lamnidae. Cá mập mako và họ hàng gần là cá mập mako vây dài được gọi chung là cá mập mako. Cá mập trưởng thành dài từ 2,75 – 4 m và có thể nặng tới 800 kg. Chúng có hình dáng thủy động lực học tốt hơn các loài cá mập khác cùng với khối cơ có độ nhịp nhàng, uyển chuyển tạo nên vận tốc đáng kinh ngạc!
Ảnh: CDO
Tốc độ tối đa: 70 km/h
Phạm vi: Vùng nước mở của Đại Tây Dương
Loài này là loài bản địa cả phía Tây và Đông Đại Tây Dương cũng như Địa Trung Hải. Tuy nhiên, loài này đã tuyệt chủng ở Biển Đen. Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương có mối quan hệ gần với 2 loài cá ngừ vây xanh khác là cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương và cá ngừ vây xanh phương Nam. Chúng có thể đạt trọng lượng hơn 450 kg. Đây là một loài cá thương mại quan trọng.
Ảnh: umaine.edu
Tốc độ tối đa: 69 km/h
Phạm vi: Vùng nước sâu của đại dương ôn đới và nhiệt đới
Chúng là loài cá mập di chuyển linh hoạt và nhanh, sống thành từng nhóm nhỏ tùy theo giới tính và kích thước, vì vậy chúng được mệnh danh là “sói biển”. Loài này có tuổi thọ khoảng 20 năm. Con cá mập đực thường phát triển có chiều dài từ 1,82 – 2,82m, nặng từ 27 – 55 kg, trong khi những con cái lớn hơn thường lên tới 2,2 – 3,3 m và nặng từ 93 – 182 kg.
Ảnh: Oceana
Tốc độ tối đa: 64 km/h
Phạm vi: Vùng biển nhiệt đới nông, ven bờ
Cá xương nặng khoảng 6,4 kg và dài 79 cm. Là một loài lưỡng cư, cá xương sống ở các vùng biển nhiệt đới ven bờ và di chuyển lên các bãi bồi nông hoặc bãi cát để kiếm ăn khi thủy triều lên. Ước tính tuổi thọ của chúng khoảng 20 năm.
Ảnh: Sportfishimages
Tốc độ tối đa: 64 km/h
Phạm vi: Vùng biển nhiệt đới và ôn đới của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Cá kiếm có thân hình tròn và thuôn dài, khi trưởng thành mất hết toàn bộ răng và vảy. Kích thước tối đa là 4,3 m và 536 kg. Đây là kỷ lục câu cá bằng mọi dụng cụ của Hiệp hội câu cá quốc tế (IGFA) đối với con cá kiếm bắt được ngoài khơi Chilê năm 1953.
Cá kiếm có mỏ nhọn, trông tựa như một thanh kiếm và được sử dụng như một loại vũ khí để xiên con mồi cũng như để bảo vệ bản thân khỏi một số ít các kẻ thù tự nhiên. Cá mập mako vây ngắn là một trong số rất ít các sinh vật của đại dương đủ to lớn và nhanh nhẹn để có thể săn đuổi và giết chết cá kiếm trưởng thành.
Ảnh: Earth
Tốc độ tối đa: 56 km/h
Phạm vi: Vùng biển cận nhiệt đới của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
Điểm đặc trưng nhất của cá chuồn là vây ngực lớn bất thường, cho phép chúng bay mặt nước. Hình dạng của cơ thể giống như ngư lôi cho phép chúng bơi rất nhanh, nhờ đó chúng dễ dàng bay vọt lên mặt nước. Khi cá chuồn cảm thấy nguy hiểm, chúng phóng ra khỏi mặt nước, xòe rộng vây ngực và đuôi và bay đi vài mét. Sau đó gập vây lại và quay trở lại dưới nước hoặc dùng mặt nước làm bệ đỡ để kéo dài chuyến bay hoặc đổi hướng.
Cá chuồn được chia thành hai cánh và bốn cánh. Các loài hai cánh có chiều dài từ 18 đến 30 cm, trong khi các loài bốn cánh thường đạt 38 cm.
Ảnh: Amusingplanet
Hương Loan
Tổng hợp