4 phóng viên nữ của The Associated Press (AP) gồm: Martha Mendoza, Robin McDowell, Esther Htusan và Margie Mason đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn kéo dài nhiều năm với hơn 340 lao động tại các xưởng chế biến thủy sản ở Đông Nam Á. Những câu chuyện của họ đều có nét tương đồng.
Vào 2 giờ sáng hàng ngày, họ được đánh thức bằng tiếng đạp cửa và dọa nạt: Thức dậy hoặc bị đánh. 16 giờ tiếp theo, họ phải làm việc tại nhà máy, với công việc bóc vỏ tôm xuất khẩu trong nước đá với đồng lương ít ỏi, thậm chí không có lương. Những nhà máy như thế này đôi khi có cả trẻ em làm việc. Người đào thoát có thể bị đánh đập, tra tấn và bỏ đói nhiều ngày, thậm chí là giết chết.
Hơn 2.000 lao động bị giam giữ đã được trả tự do năm 2015 và 2016 là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài của AP, cuộc điều tra này cũng dẫn đến hàng loạt vụ bắt giữ và những định luật mới ra đời của chính quyền nhằm loại bỏ tình trạng này.
Công việc hàng ngày của công nhân Công ty chế biến thủy sản Benjina, Indonesia là chuyển cá từ các tàu đánh bắt đến xưởng.
Công nhân người Thái Lan và Myanmar bị nhốt như nô lệ sau những “chấn song sắt” tại công ty sản xuất thủy sản của Thái Lan đặt tại Benjina, Indonesia.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Indonesia kiểm tra tàu cá Silver Sea 2 của chủ Thái Lan neo đậu ở tỉnh Aceh, Indonesia.
Hàng trăm nô lệ đang ngồi chờ sau cuộc giải thoát của chính quyền – là kết quả của loạt phóng sự của AP.
Những ngư dân quốc tịch Myanmar, từng làm việc cho công ty thủy sản tai tiếng của Thái Lan, đang chờ về quê.
Giới chức Thái Lan cũng vào cuộc điều tra vụ bóc lột lao động của doanh nghiệp Thái tại Indonesia. Họ hoàn toàn bất ngờ khi phát hiện ra khu mộ của lao động nước ngoài ở Benjina, Indonesia.
Myint Naing trong giây phút vỡ òa khi được đoàn tụ với mẹ sau 22 năm nô lệ.