Rãnh Mariana hình lưỡi liềm, ở Tây Thái Bình Dương, phía đông quần đảo Mariana, gần Guam. Bao quanh rãnh biển này là một hệ sinh thái độc đáo.
Kỳ lạ
Rãnh Mariana dài 1.580 dặm (2.542 km), gấp 5 lần chiều dài Đại hẻm núi ở Mỹ (Grand Canyon). Tuy nhiên, nơi hẹp nhất của rãnh chỉ rộng 43 dặm (69 km). Guam nằm trong lòng nước Mỹ và 15 hòn đảo Bắc Mariana nằm trong Khối thịnh vượng chung Mỹ, nên Mỹ có thẩm quyền đối với rãnh Mariana. Năm 2009, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã thành lập Khu kỷ niệm hải dương quốc gia Rãnh Mariana, nhằm tạo ra một khu bảo tồn hải dương với diện tích xấp xỉ 195.000 dặm vuông (506.000 km2) đáy biển và các vùng nước bao quanh quần đảo nằm ở nơi hẻo lánh. Nơi này bao gồm rãnh Mariana, 21 ngọn núi lửa dưới đáy biển và những khu vực bao quanh 3 quần đảo.
Tàu thám hiểm rãnh Mariana
Rãnh Mariana được hình thành từ một quá trình diễn ra trong khu vực sụt giảm, nơi có hai phiến vỏ bề mặt đại dương va nhau. Tại một nơi sụt giảm, một phiến vỏ đại dương sẽ được đẩy lên và nó sẽ đè lên một phiến vỏ khác, phiến vỏ này sẽ chìm sâu dưới lớp vỏ trên đầu nó. Nơi hai lớp vỏ giao cắt nhau thì một rãnh sâu sẽ xuất hiện và uốn cong trên lớp vỏ bị chìm. Trường hợp này, lớp vỏ Thái Bình Dương sẽ uốn cong bên dưới lớp vỏ Philippines. Lớp vỏ Thái Bình Dương, còn gọi là đĩa kiến tạo địa chất, hình thành cách đây 180 triệu năm, nằm trong rãnh. Đĩa Philippines trẻ và nhỏ hơn đĩa Thái Bình Dương.
Đạo diễn James Cameron trước chuyến thám hiểm thành công xuống Mariana
Một chuỗi núi lửa nhô cao lên sóng biển đã hình thành một vòng cung hình lưỡi liềm của rãnh Mariana. Xen kẽ với quần đảo Mariana là nhiều ngọn núi lửa kỳ lạ. Núi lửa chìm Eifuku phun ra khí carbon dioxide lỏng từ các lổ thông thủy nhiệt tương tự ống khói. Chất lỏng thoát ra các ống khói này 103 độ C. Tại núi lửa ngầm Daikoku, các nhà khoa học đã khám phá ra một hồ lưu huỳnh nóng chảy tại độ sâu 410 m dưới bề mặt biển, nơi này chẳng giống với bất kỳ đâu trên trái đất.
>> Ngày 26/3/2012, vị đạo diễn lừng danh thế giới (Titanic; Avatar) James Cameron đã lặn sâu 10.898 mét ở rãnh Mariana. Sau chuyến thám hiểm thành công, ông chia sẻ: “Dường như tôi lạc đến một hành tinh khác rồi về. Đáy đại dương là nơi hoàn toàn khác biệt, như thế giới sinh vật ngoài hành tinh. Nơi đây trơ trọi, hoang sơ, tách biệt với phần còn lại của Trái đất. |
Sự sống
Những chuyến thám hiểm khoa học gần đây đã khám phá ra đời sống đa dạng tại những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Động vật tại những nơi sâu nhất rãnh Mariana thường sống trong bóng đêm và áp lực nước cực cao. Thức ăn ở rãnh Mariana đặc biệt rất hạn chế, do bởi độ sâu và nằm cách xa đất liền. Lá cây, dừa và cây cối hiếm khi nằm ở đáy rãnh, còn xác các sinh vật phù du từ mặt nước phải chìm hàng ngàn dặm mới chạm tới vực Thử thách. Thay vào đó, một số vi sinh vật sống phụ thuộc hóa chất, như lưu huỳnh hay Methane, trong khi các sinh vật hải dương khác sống nhờ chuỗi thức ăn tầng dưới.
Sinh vật sống dưới rãnh Mariana
Sinh vật phổ biến ở đáy rãnh Mariana là Xenophyophores, Amphipods và những con hải sâm nhỏ xíu (Holothurian). Các con Xenophyophores đơn bào giống con Amip khổng lồ, hấp thụ thức ăn quanh chúng. Con Amphipod thân hình sáng bóng, ăn xác thối, thường thấy tại các rãnh biển sâu. Loài Holothurian có thể là một dạng sinh vật mới, những con hải sâm trong suốt. Loài Holothurian chưa từng thấy và nó khá dồi dào. Các nhà khoa học cũng nhận dạng hơn 100 loài vi sinh vật vốn được thu hoạch từ bùn ở vực Thử thách. Bùn được mang về phòng thí nghiệm dưới dạng đất khô, trong những hộp đặc biệt. Chúng được giữ trong điều kiện mô phỏng áp lực và độ lạnh. Trong chuyến thám hiểm Cameron 2012, các nhà khoa học đã phát hiện ra những thảm vi sinh vật ở vực Sirena, phía đông của vực Thử thách. Những khối vi sinh vật này ăn Hydrogen và Methane thoát ra từ các phản ứng hóa học giữa nước biển và đá.
·Năm 1875, rãnh Mariana được khám phá bởi tàu Hải quân Hoàng gia Anh HMS Challenger sử dụng công nghệ âm thanh trong một chuyến du lịch vòng quanh thế giới. ·Năm 1951, rãnh được đo âm thanh lần nữa bởi tàu HMS Challenger II. Vực được đặt tên sau khám phá. ·Năm 1960, một “tàu lặn sâu” tên là Bathyscaphe Trieste đã chạm đáy vực Thử thách. Đây là con tàu đầu tiên làm điều này. Nó được lái bởi Trung tướng hải quân Mỹ Don Walsh và nhà khoa học Thụy Sỹ – Jacques Piccard. ·Năm 1995, tàu ngầm không người lái của Nhật Bản – Kaiko đã thu thập các mẫu và dữ liệu hữu ích từ rãnh Mariana. ·Năm 2009, Mỹ phái đi một cỗ máy hoạt động độc lập tên là Nereus chạm đáy vực Thử thách. Con tàu ở tại đáy gần 10 giờ. ·Năm 2012, tàu có người lái Cameron đã chạm đáy vực nhưng không chụp bức ảnh nào, do sự rò rỉ chất lỏng thủy lực. Con tàu này sau đó được tặng cho Viện Hải dương học Woods Hole. |