Nuôi tôm càng xanh (TCX) có nhiều thuận lợi hơn so với các đối tượng nuôi khác bởi loài này cần ít vốn đầu tư, ít rủi ro, giá cả khá ổn định; kỹ thuật nuôi đơn giản, có thể áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau như nuôi trong mương vườn, trong ao bằng biện pháp thâm canh, bán thâm canh, nuôi ghép với các đối tượng cá khác, nuôi trong đăng quầng, nuôi trong ruộng lúa (đặc biệt là mùa lũ).
Có thể nói, nghề nuôi TCX đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nuôi ở ĐBSCL, song hiện còn nhiều khó khăn, như: chất lượng con giống chưa đảm bảo; các vấn đề nghiên cứu cơ bản, như dinh dưỡng, thức ăn chuyên biệt, hệ thống nuôi, tương tác trong loài tại địa phương (giữa tôm đực cành xanh, càng cam, tôm đực nhỏ và tôm cái) ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi ra sao còn chưa được tìm hiểu thấu đáo; đầu ra cho sản phẩm vẫn gian nan; công tác quy hoạch còn nhiều bất cập…
TCX ôm trứng được người nuôi thu tỉa trước, bán với giá cao, từ 100.000 – 150.000 đồng/kg
Mặc dù làm chủ công nghệ sản xuất TCX giống, song người nuôi vẫn thiếu tôm giống thả nuôi
TCX cần ít vốn đầu tư, ít công chăm sóc
TCX được nuôi ghép với cá rô, cá rô phi, cua… trên ruộng lúa
TCX cho năng suất cao, có khi đạt 3,5 tấn/ha