(TSVN) – Năm 2024, ngành thủy sản Hà Tĩnh đã từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nhiều hộ dân và đơn vị đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để gia tăng sản lượng.
(TSVN) – Việc sử dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ sống của cá chạch bùn bột, đồng thời, nâng cao tỷ lệ sống và tăng trưởng ở cá nuôi thương phẩm.
Lâu nay, tôm vẫn là con nuôi thủy sản chủ lực của nhiều nông dân ven biển huyện Kim Sơn. Tuy nhiên, để giảm áp lực về môi trường cũng như rủi ro dịch bệnh, người dân ở đây đã sáng tạo, thả thêm các con nuôi khác, trước là cua, nay là sò huyết-một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, tạo thành mô hình sản xuất kết hợp, đa tầng rất hiệu quả.
(TSVN) – Năm 2023, cả nước nhập khẩu khoảng 167.000 TTCT bố mẹ, trên 1.000 tôm sú bố mẹ. Việc không thể chủ động nguồn tôm bố mẹ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, vấn đề gia hóa tôm bố mẹ được nhà nước quan tâm hàng đầu.
(TSVN) – Tôm sú gia hóa có thể được sử dụng trong các hệ thống nuôi trồng tôm để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Các nhà nghiên cứu thường tiến hành nghiên cứu và phát triển các giống tôm sú gia hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng cường sức mạnh cạnh tranh trong ngành nuôi tôm.
(TSVN) – Giảm hao hụt, giữ đầu con là nhu cầu cấp thiết khi thả cá về ao. Vì thế, khâu lựa chọn và đảm bảo sức khỏe cá trong vận chuyển và sau khi thả rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả vụ nuôi.
(TSVN) – Giảm chi phí nuôi tôm là yêu cầu quan trọng để gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện năng suất, tăng hiệu quả.
(TSVN) – Pretego, một loại prebiotic từ bã dừa, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch của tôm khi được bổ sung theo tỷ lệ 0,3 – 0,65%. Phụ gia hỗ trợ sản xuất thủy sản giai đoạn nuôi thương phẩm và thời kỳ có nguy cơ nhiễm trùng cao.
(TSVN) – Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bên cạnh những biện pháp phòng chống đói, rét cho thủy sản, người nuôi cần thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động các biện pháp chăm sóc thủy sản, kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu bất thường.
(TSVN) – Các loại phụ gia lyso-phospholipid có khả năng thay thế hoàn toàn lecithin trong thức ăn tôm, giúp đảm bảo lợi nhuận cho các hãng thức ăn và người nuôi tôm khi giá cả và nguồn cung lecithin biến động.