Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) theo tiêu chuẩn VietGAP.
Một loạt các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Cẩm Hà, P. Cẩm Châu, TP. Hội An và P. Điện Dương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) gắn bó “mật thiết “ với nghề nuôi tôm đã hàng chục năm nay, coi đây là kế sinh nhai. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết ngày càng bất thường, cùng với đó là các dự án “treo” khiến người nuôi tôm phải “ tự bơi”, thậm chí có nhiều người đã trắng tay…
Vào thời điểm này, trên khắp các vùng nuôi trồng thuỷ sản của TX Quảng Yên, bà con nông dân và các doanh nghiệp đang khẩn trương thu hoạch thuỷ sản vụ xuân – hè. Theo đánh giá của Phòng Kinh tế thị xã, mặc dù trong vụ nuôi có xuất hiện dịch bệnh, song vụ nuôi này Quảng Yên vẫn được mùa tôm. Tính đến nay, toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 3.770 tấn, đạt 41,7% so với kế hoạch năm và tăng 48,9% so với cùng kỳ.
Nuôi tôm nước lợ ngày càng khó khăn, đặc biệt, dịch bệnh liên tục xảy ra khiến người nuôi tại các tỉnh ĐBSCL bị thiệt hại. Tuy nhiên, các xã viên ở Hợp tác xã Sản xuất dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hòa Nghĩa (xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu) vẫn có lãi.
Anh Giáp Văn Bảo, trú tại thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nhờ cung cấp giống và ếch thịt Thái Lan ra thị trường.
Từ đầu năm 2015 đến nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, mầm bệnh trong tự nhiên khá cao, trên 40% số mẫu nên thả nuôi tôm rất chậm. Đến nay, tổng diện tích thả giống chỉ được 4.000 ha, trong đó tôm sú 458 ha, tôm thẻ chân trắng 3.532 ha, chỉ đạt 61% kế hoạch năm. Diện tích bị thiệt hại lên đến 834 ha, chiếm 21% tổng diện tích thả nuôi.
Vùng nuôi tôm nước lợ tại các huyện vùng Hạ tỉnh Long An trong những năm qua phát triển khá nhanh về diện tích và đối tượng nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng.
Sở NN&PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tổ chức cuộc họp công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và, đồng thời lấy ý kiến của người nuôi đóng góp cho phương án di dời, bố trí sắp xếp các hộ nuôi thủy sản tại khu quy hoạch trên sông Chà Và.
Hà Nội được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản, tuy nhiên, lĩnh vực này của thành phố vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết thế mạnh.
Với khoảng 45.000 – 47.000 ha thả nuôi mỗi năm, chiếm diện tích khá lớn tại ĐBSCL nhưng những vụ tôm gần đây, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tại Sóc Trăng có xu hướng gia tăng, đòi hỏi có biện pháp xử lý kịp thời.