Phát huy lợi thế là địa phương đầu nguồn, nhiều năm qua, người dân TX. Hồng Ngự phát triển mạnh nghề nuôi cá bè trên sông đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho sự phát triển kinh tế hộ và đóng góp vào tỉ trọng phát triển của kinh tế thị xã. Tuy nhiên, đến nay việc phát triển làng bè chỉ dừng lại ở mức tự phát, trong khi nơi đây còn rất nhiều tiềm năng và lợi thế chưa được phát huy.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ NN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) 90 tấn hóa chất thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh Quảng Nam, Trà Vinh để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?
Thời gian qua, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao 33 – 35 độ C cộng với ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, độ mặn nước biển tăng đã khiến 40 ha diện tích sò nuôi của huyện An Minh bị mất trắng.
Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái, tính đến thời điểm 16h00′, ngày 8/6, đã có 30,33% diện tích tôm nuôi trên địa bàn đã bị nhiễm dịch bệnh.
Toàn tỉnh Bến Tre hiện nay có 9 hợp tác xã (HTX) nghêu bao gồm: HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông (Bình Đại); Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri) và Thạnh Lợi, Bình Minh, Thanh Bình, Thạnh Phong (Thạnh Phú) với tổng diện tích có thể nuôi nghêu 4.560ha, trong đó diện tích hiện tại có nghêu 3.043ha, bao gồm diện tích nghêu giống 482ha và nghêu thịt 2.561ha.
Từ cuối tháng 4 đến nay, diện tích tôm nuôi bị chết ở xã Kim Đông (Kim Sơn) liên tục tăng lên.
Người nuôi tôm ở nhiều địa phương như TP. Bạc Liêu, các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi liên tục gặp rủi ro do thời tiết nắng nóng liên tục.
Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện An Biên trúng vụ sò huyết, năng suất cao gấp đôi cùng kỳ năm trước, lại bán được giá nên nhiều hộ nuôi lãi hàng tỉ đồng.
Đây là mô hình của ông Tiêu Minh Lý ở xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu thực hiện thành công trong năm 2014, đạt lợi nhuận gần 3 tỷ đồng, sản lượng 15 tấn/ha/vụ.