Thời tiết nắng nóng kéo dài thời gian qua đã làm thiệt hại trên 200 ha nghêu thương phẩm của Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông ở xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Vụ tôm năm nay, tỉnh Quảng Ngãi thả nuôi hơn 400 ha tôm thẻ chân trắng, trong đó, huyện Đức Phổ chiếm hơn một nửa.
Bên cạnh thế mạnh nuôi tôm, tỉnh Ninh Thuận còn tận dụng địa hình nhiều vùng trũng, diện tích đất hộ gia đình để phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt.
Tại Đắk Lắk, nuôi cá trắm đen ngoài phương pháp truyền thống bằng nguồn thức ăn tự nhiên, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi cá trắm đen theo hình thức công nghiệp và mang lại hiệu quả cao.
Anh Trần Đình Hùng (thôn Tiên Chu, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn), với 70 bể nuôi ếch Thái Lan đã cho thu nhập khá.
Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh đã và đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện tích và sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Trà Vinh cho biết, do thời tiết nắng nóng, môi trường nước biến động lớn đã khiến nhiều tôm nuôi trên địa bàn tỉnh bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt.
Dự án sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 700 triệu đồng và tham gia của 28 hộ dân.
Tính đến nay, huyện Tuy An đã có hơn 60/385 ha tôm nuôi bị mắc bệnh hoại tử gan tụy, trong đó, hơn 12 ha thả nuôi được 1 – 1,5 tháng tuổi bị mất trắng.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.