Nằm trong vùng trũng, hệ thống thủy lợi không đảm bảo cho SX lúa, cộng với việc giá lúa rẻ… là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nông dân xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau tự phát đưa xáng cuốc đất bao bờ, lấy nước mặn nuôi tôm.
Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim… đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá và đã mang lại nguồn lợi thật đáng kể.
Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh tổ chức. Sau đó, chú thử nghiệm các mô hình nuôi lươn, ba ba, cá rô đầu vuông… Bước đầu bị thất bại, chú kiểm nghiệm lại và rút ra bài học về kỹ thuật nuôi. Không nản chí, sau nhiều đêm trăn trở, chú quyết định chuyển sang mô hình nuôi ếch trong ao nhân tạo.
Do chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP. Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một trong những mục tiêu trọng tâm trong phát triển kinh tế Việt Nam. Mấy năm nay, công tác này đã có nhiều tín hiệu đáng mừng. Góp phần trong đó, phải kể tới các hoạt động khuyến ngư.
Những ngày này, đến các vùng nuôi cá tra thâm canh Cái Bè, Cai Lậy…, thấy trại nuôi nào cũng buồn hiu, vắng tanh; kho không còn thức ăn, cá trong ao thì ốm nhom do chỉ được cho ăn cầm chừng…
Năng suất và giá tôm đều tăng Những ngày này, nhiều nông dân ở huyện Bình Đại đang vui niềm vui được mùa tôm thẻ chân trắng. Anh Lê Hoàng Vũ ngụ xã Bình Thới (huyện Bình Đại) cho biết, gia đình anh vừa thu hoạch ao tôm rộng 3.000 m2, sản lượng đạt 2,7 […]
Cá chẽm là một trong những loại cá mang lại giá trị kinh tế cao. Thời gian qua, nhiều gia đình đã ăn nên làm ra nhờ loại thủy sản này. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang” do PGS.TS Trần Ngọc Hải, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm được triển khai nhằm giúp người dân gia tăng lợi nhuận, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trong tỉnh.
Đây là năm đầu tiên Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vượt lên 6.233 ha, tăng ba lần so cùng kỳ năm 2012. Hiện nghề nuôi tôm ở đây đang có chuyển biến rõ nét về ý thức cộng đồng.