(TSVN) – Iodine trong thủy sản thường gặp ở dạng Povidone – Iodine (PVP – Iodine) – một hợp chất hóa học ổn định chứa từ 9-12% Iodine. PVP – Iodine ở dạng bột có màu đỏ thẫm, mùi đặc trưng được xem như là chất sát trùng (antiseptic).
(TSVN) – Đối với tôm nuôi, dịch bệnh luôn là mối nguy lớn và cũng là tác nhân khiến nhiều người nuôi gánh thiệt hại nghiêm trọng. Để triệt để ngăn chặn dường như không thể, hiện, các địa phương chỉ có giải pháp dập dịch tránh lây lan và hạn chế tối thiểu mầm bệnh lưu cữu.
(TSVN) – Ao nuôi không bị cớm rợp. Diện tích ao 200 – 3.000 m2. Bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất 50 cm. Có cống cấp và cống thoát riêng biệt. Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm. Mức nước trong ao: 1 – 1,5 m là tốt nhất.
(TSVN) – Nguy cơ dịch bệnh xảy ra và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Do đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác giám sát chủ động dịch bệnh. Người nuôi theo dõi thông tin thời tiết để có biện pháp ứng phó, tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển.
(TSVN) – Khi nhiệt độ xuống thấp thời tiết biến động lớn, sức đề kháng của cá suy giảm nên cá dễ bị nhiễm bệnh. Để chủ động bảo vệ thủy sản nuôi, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết giá rét gây ra, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp dưới đây.
(TSVN) – Xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản bằng thực vật thủy sinh đem lại hiệu quả cao cùng nhiều lợi ích thiết thực khác như chi phí đầu tư thấp, ngăn chặn dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và không đòi hỏi công nghệ xử lý phức tạp.
(TSVN) – Cá nổi đầu là hiện tượng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ôxy trong nước.
(TSVN) – Khi cá bị bệnh nếu không chữa trị kịp thời các vết loét ngày càng phát triển thậm chí ăn tới tận xương rồi cá mới chết. Tỷ lệ chết do bệnh gây ra có thể lên đến 90%.
(TSVN) – Ký sinh trùng trên tôm là bệnh lây nhiễm qua các vật chủ trung gian. Tôm nhiễm ký sinh trùng sẽ cho năng suất thấp, kém chất lượng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng trên tôm, dưới đây là các dạng ký sinh trùng mà tôm thường mắc phải.
(TSVN) – Trong gian đoạn 2020 – 2022, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III hỗ trợ chuyển giao ứng dụng của một số kết quả nghiên cứu đề tài cho các địa phương và doanh nghiệp.