Phòng chống bệnh chết sớm cho tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả và gây ra các triệu chứng như lờ đờ, vỏ mềm sậm lại và đầu ngực bị đốm vằn.

Triệu chứng

Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Tôm chậm lớn và chết ở đáy ao. Tiếp theo tôm bệnh sẽ có hiện tượng vỏ mềm, biến màu, bơi tấp mé bờ, giảm ăn và chết sau khi phát hiện bệnh 2 – 3 ngày. Cá thể tôm bị bệnh thường có các dấu hiệu như: vỏ mềm, đục cơ, gan sưng to, mềm nhũn, biến màu hoặc bị teo nhỏ và dai. Giải phẫu mô học sẽ phát hiện nhiều đốm đen trên gan, các tế bào gan bị hoại tử, lượng chất béo dự trữ trong gan hầu như không còn và không thấy virus khi kiểm tra PCR.

 

Nguyên nhân

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus (Vibrio P.) là nguyên nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Vibrio P. tập hợp và hình thành màng sinh học có tác dụng bảo vệ vi khuẩn Vibrio P. chống lại kháng sinh, chất sát trùng, các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược… trong khi vẫn cho phép vi khuẩn hoạt động trao đổi chất bình thường.

Vibrio P. sản sinh độc tố nhưng không gây hại cho vật chủ, sau khi xâm nhập vào động vật, chúng gia tăng mật số để bảo vệ chính mình và cuối cùng là gây chết cho động vật mà chúng xâm nhập.

 

Phương pháp phòng chống

Phương pháp hiệu quả nhất để bảo đảm an toàn cho đàn tôm trước dịch bệnh EMS vẫn là các biện pháp phòng ngừa. Bà con nông dân có thể sử dụng phương pháp kết hợp chế phẩm sinh học hiệu quả sau để phòng chống EMS cho tôm:

 

Làm giảm độ pH trong ruột tôm

Quá trình axit hóa trong đường tiêu hóa tôm tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gram dương. Chúng tiết ra các sản phẩm có khả năng ức chế sự phát triển của mầm bệnh vi khuẩn. Do đó, khi sử dụng hỗn hợp men tiêu hóa và axit hữu cơ trong thức ăn cho tôm, pH sẽ giảm và làm dừng sự sao chép của vi khuẩn Vibrio P. trong đường ruột. Thông thường, đường ruột của tôm có pH trung tính. Khi cho tôm ăn, hỗn hợp này sẽ làm pH trong ruột giảm xuống 4 – 5 cho đến khi Vibrio không thể chịu đựng được. Ngoài ra, hỗn hợp này còn tạo ra những sự  thay đổi trên bề mặt của thành ruột tôm làm cho vi khuẩn Vibrio P. không còn khả năng bám vào và nhân lên. Sử dụng kết hợp men tiêu hóa Way-Bac và axit hữu cơ dạng nước Megacid Liquid trong thức ăn cho tôm còn có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể tôm. Ba yếu tố này sẽ ngăn chặn sự bùng phát dịch EMS.

 

Diệt mầm bệnh trong môi trường ao nuôi

Dọn sạch bùn đen, phơi khô nền đáy. Định kỳ sử dụng AntiKon+ để khử trùng nước, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Nhờ khả năng ôxy hóa rất mạnh nên AntiKon+ có khả năng tiêu diệt tất cả vi khuẩn Vibrio P. ở ao tôm, giúp hạn chế cơ hội bùng phát dịch EMS. Ngoài ra, cần bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho ao bằng cách dùng chế phẩm Way-Wat sau đợt xử lý nước.

>> Quy trình phòng ngừa EMS

• Chọn giống chất lượng, uy tín, có kiểm dịch

• Cải tạo ao đúng cách, loại bỏ bùn đáy ao

• Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác

• Hạn chế tảo tàn, nhiều khí độc

• Nuôi tôm mật độ vừa phải theo khuyến cáo

• Diệt mầm bệnh trong ao nuôi bằng Anti Kon+

– Trước khi thả tôm 3 ngày:  1kg/1.500 – 2.500 m3 nước

– Trong khi nuôi:

   + Trại giống: 1 kg/ 4.000 – 6.000 m3 nước

   + Tôm thịt: 1 kg/3.000 – 5.000 m3 nước, sử dụng cho tôm trên 2 tuần tuổi, định kỳ 5 – 7 ngày/lần.

• Kết hợp thức ăn với men tiêu hóa và axit hữu cơ

– Men tiêu hóa Way-Bac:

   + Trộn đều vào thức ăn: 3 – 5 gram/kg; 2 lần/ngày, cho ăn liên tục.

– Axit hữu cơ dạng nước Megacid Liquid:

   + Tôm, cá giống: 2 – 3 ppm/lần/ngày, sử dụng liên tục

   + Tôm thịt: 3 gram/kg thức ăn, 2 lần/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày, tạm ngưng 10 ngày rồi sử dụng lại.

Gia Cát - Công ty TNHH Thuốc thủy sản 5 con đường

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!