Quản lý ao nuôi tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Bên cạnh yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả vụ nuôi là chất lượng con giống, nguyên liệu đầu vào, thời tiết…, người nuôi tôm cần quan tâm đến quản lý ao.

1. Ôxy hòa tan (DO)

Tôm có thể phát triển ở môi trường có DO từ 3 đến 12 mg/l nhưng tốt nhất là 5 – 8 mg/l; nếu DO 2 – 3 mg/l, tôm ngừng bắt mồi và yếu, < 2 mg/l tôm chết ngạt.

– Nhu cầu máy quạt nước cho ao nuôi. Máy sục khí là công cụ quản lý môi trường quan trọng nhất trong ao nuôi tôm công nghiệp.

+ Ao có độ sâu 1,5 m, diện tích 5.000 m2: dùng 4 – 6 máy; ao sâu 1,5 m trở lên: 6 – 8 máy, máy đặt cách bờ 4 – 5 m.

* Chạy quạt 30 phút trước, sau khi tắt quạt mới cho tôm ăn (tăng ôxy kích thích tôm ăn nhiều)

* Lúc 15 – 16 h chiều chạy quạt 30 – 60 phút nhằm tránh tình trạng tối tôm nổi lên mặt nước do sốc nhiệt.

– Vị trí đặt phù hợp: cách bờ 3 m, đặt quạt sao cho chất cặn lắng đọng ở giữa, dòng chảy hợp với hướng giá…

 – Vận tốc nước = 1,5 – 2 x chiều dài tôm (cm)/giây; tốc độ quạt khoảng 85 – 120 vòng/phút; máy đập nước = 2,13 kg O2/Kw/h; máy sục khí = 0,97 kg O2/kw/h.

thời gian và số lượng máy quạt nước theo giai đoạn của tôm

* Nếu hàm lượng ôxy cải thiện không kịp thời nên dùng 1 – 2 kg ôxy supplier/1.000 m3 nước để tăng hàm lượng ôxy tức thời.

 

2. Độ mặn

Tôm thẻ có thể nuôi độ mặn từ 0 đến 37‰, tốt nhất là 5 – 10‰. Độ mặn thay đổi chủ yếu là do thay nước và trời mưa. Độ mặn cao sẽ làm hàm lượng khoáng vi lượng vô cơ (Ca, Na, Mg, Cl, K…) cao và hàm lượng DO thấp, tôm dễ cứng vỏ, cơ thể chuyển sang màu xanh đen, chậm lớn. Ngược lại, độ mặn thấp sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng vô cơ làm tôm mềm vỏ, có màu trắng. Khi độ mặn thay đổi đột ngột dễ làm tôm sốc, do đó cần thay nước mỗi ngày không quá 30%, trong một giờ không vượt quá 10% lượng nước cần thay. Cần chú ý: Trong quá trình nuôi, độ mặn không được biến động quá 5 ‰/lần.

kiểm tra môi trường nước ao nuôi tôm

Kiểm tra môi trường nước ao nuôi tôm – Ảnh: Thanh Nhã

3. Nhiệt độ

Nhiệt độ tối ưu để tôm phát triển là 28 – 320C. Nhiệt độ cao thì tôm ăn nhiều, hoạt động mạnh. Nhiệt độ thấp thì tôm giảm ăn, hoạt động yếu; nhiệt độ < 240C thì tôm giảm ăn.

 Để ổn định nhiệt độ, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch không quá 30C. Mực nước thích hợp là 1,2 – 1,6 m để tránh nước bị phân tầng và tôm bị sốc nhiệt. Đặc biệt, những ngày thời tiết có bão hay áp thấp nhiệt đới, tôm dễ bị bệnh đốm trắng.

 

4. pH

Độ pH thích hợp để tôm phát triển là 7,5 – 8,5, tối ưu là 7,8 – 8,2, dao động < 0,5/ngày. Nếu pH 4 – 7 hoặc 9 – 11 tôm sẽ chậm lớn, pH < 4 hoặc > 11 tôm sẽ chết.

Điều chỉnh pH: Nên đo pH 2 lần/ngày, lúc 8 h và 15 h.

+ Tăng pH: Thay nước mới có pH cao hơn; bón vôi, phân, hoặc gây màu nước bằng GreenWater 2 – 3 kg/1.000 m3.

+ Giảm pH: Thay nước, giảm mật độ tảo; sử dụng CAP 2000: 2 – 3 l/1.600 m3 nước.

 

5. Độ kiềm

Độ kiềm tốt nhất cho tôm nuôi là 120 – 160 mg/l. Khi ao có độ kiềm thấp (< 30 mg/l) gây ra hiện tượng mềm vỏ hay không lột vỏ được; làm pH thay đổi và khó khống chế. Độ kiềm thường thay đổi sau mưa ở vùng đất phèn.

 Độ kiềm thấp có thể do: độ mặn thấp; đất phèn; ít thay nước; mật độ tảo cao; ao nhiều ốc, hà. Khắc phục bằng cách tăng pH thông qua bón vôi và duy trì mật độ tảo vừa phải.

* Độ kiềm phải > 80 khi thả tôm mới bảo đảm tỷ lệ sống cao.

 

6. Khí độc

* Khí NH3 rất độc, chủ yếu từ chất thải và xác bã sinh vật. NH3 thường gây hại tôm vào sáng sớm và khi màu nước thay đổi. Thường gặp NH3 cao trong ao đáy cát, bùn cát hay ao có tảo đáy phát triển mạnh. Giảm tác hại bằng cách thay nước, giảm pH và dùng chế phẩm sinh học.

Xử lý bằng cách dùng men vi sinh:

sản phẩm pond max của vemedim+ Vime-Bitech (tạt): 1 kg/2.000 m3 nước

+ Bacillus Complex: 1 kg/5.000 m3 nước

+ Vime-Sutyl: 1 kg/2.000 m3 nước

+ Vime-Yucca: 1 kg/2.000 m3 nước

+ Pond max: 1 kg/5.000 m3 nước.

  Kết hợp sục khí đầy đủ cho ao. Nên đo 3 ngày/lần kể từ tháng thứ 2 trở đi

* Khí H2S cũng rất độc cho tôm; thường có nhiều vào cuối vụ nuôi, bùn có màu đen H2S.

Xử lý: Quản lý ao là làm cho lớp bùn đáy ao có nhiều ôxy; quản lý thức ăn và ôxy sẽ quyết định hàm lượng khí H2S.        

 

7. Kim loại nặng

Các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (Hg), sắt (Fe), nhôm (Al)… thường hiện diện trong môi trường gần khu công nghiệp và khu dân cư, hay dùng nước khoan làm tôm bị nhiễm độc và không phát triển được.

Xử lý: Những vùng đất bị nhiễm phèn thường có dư lượng Fe trong nước cao, trên 1 mg/l dùng vôi CaO với liều 200 – 400 kg/ha để hấp thu hết Fe trước khi thả tôm. Nếu hàm lượng kim loại nặng cao nên dùng EDTA với liều 0,5 – 1 kg/1.000 m3 nước hoặc Vime-Clean 1 kg/1.000 m3 nước.

 

8. Độ trong và màu nước

Độ trong của nước phản ánh mật độ tảo và lượng thức ăn tự nhiên có trong ao, tối ưu 30 – 40 cm.

Thường sau khi gây màu bằng phân hữu cơ vài ngày, nước ao sẽ xanh lên cho tới độ trong đạt yêu cầu.

* Chú ý: Phân biệt độ đục do tảo và do các vật chất lơ lửng khác. Các vật chất lơ lửng này bao gồm các chất thải chưa được chuyển hóa hết, các chất cellulo trong đất tạo ra, các hạt phù sa, hạt sét và mảnh vụn hữu cơ…

 

9. Tảo

– Tảo: Tảo chính là yếu tố tạo nên màu nước trong ao nuôi.

* Màu trà và màu nâu trà:

Trong nước có các loại tảo Chaetoceros, Nitzschia Closterium, Phaeodactylum tricornutum… là nguồn thức ăn rất tốt cho ấu trùng tôm. Phù hợp mọi giai đoạn nuôi.

* Màu xanh nhạt, xanh lục: Trong nước có các loại tảo lục như tảo tiểu cầu, tảo Chlamydomonas, thích hợp cho tôm giai đoạn tăng trưởng phát triển (Màu đặc trưng ao tôm).

Màu xanh đậm (đậm mà không đục):

 Chủ yếu bao gồm tảo lục, phù hợp cho tôm cuối vụ nuôi. Trong nước có ít hạt huyền phù; chất lượng nước ổn định, có tác dụng làm giảm các phản ứng stress cho tôm khi môi trường.

   – Quy luật chung: Màu xanh và vàng xanh sẽ dễ duy trì. Màu nước này thường thấy ở độ mặn < 20 ppt.

   – Quản lý màu nước:

     + Tảo thường hay tàn trong tháng đầu và tháng cuối.

     + Có thể kiểm soát tảo bằng cách thay nước hay dùng một trong những hoá chất để diệt bớt tảo: Kill-Algae 1 lít/1000 m3, Vime – Protex 1 lít/2.000 m3, BKC80% 1 lít/2.000 m3.

 + Sử dụng các chủng vi sinh có thể là Bacillus subtilis (Vime – Subtyl); đánh vào ban đêm (lúc 22h); lặp lại nhiều lần cho đến khi hết tảo lam; Có thể hòa CPSH với mật đường (sục khí 12 giờ trước khi đánh (lúc 22h) sẽ hiệu quả hơn).

Vemedim

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!