T2, 06/07/2020 11:23

Quản lý ao nuôi tôm đất phèn

Chưa có đánh giá về bài viết

Đất phèn gây khó cho người nuôi tôm. Quản lý tốt đất ao nhiễm phèn là một phương pháp quản lý đặc trưng. Căn cứ vào đặc điểm ao, nắm được trọng điểm, quản lý cẩn thận sẽ thành công.

Chọn ao nuôi

Có thể phơi ao vào mùa xuân, thu, để đảm bảo nền đáy ao nuôi tôm tốt. Từng bước xử lý trong nuôi tôm đều rất quan trọng, mỗi bước đều cần có thời gian, do vậy việc chọn ao nuôi vào mùa xuân nên hoàn thành trước Tết.

 

Cải tạo đáy ao

– Phơi đáy ao: Là phương pháp cải tạo đáy ao tốt nhất mà không tốn kém; cũng là cách diệt khuẩn tốt nhất, tiết kiệm nhất. Mỗi năm, sau khi thu hoạch, nên kịp thời tháo nước để phơi đáy ao, cho lớp bùn đen tầng đáy ao ôxy hóa chuyển thành màu trắng. Thời gian phơi ao không dưới một tháng.

– Ngâm đáy: Sau khi phơi, tiến hành ngâm đáy ao, rửa những chất có hại trong ao, lần ngâm đầu tiên 7 – 10 ngày.

– Sau khi ngâm, phơi, tháo cạn nước rải vôi, cày bừa: Ao đáy cát sử dụng 52 kg/1.000 m2; đáy ao đất, cát sử dụng 112 kg/1.000 m2; đáy ao đất sử dụng 150 kg/1.000 m2; sau đó cày bừa đáy ao.

 – Cày bừa trộn lẫn vôi với đất đáy ao, nâng cao độ thấm cho tầng đáy, nâng cao độ pH đất tầng đáy.

– Cày lật đất đáy 10 – 15 cm để phơi, ôxy hóa triệt để. Khoảng 10 ngày sau lại cho nước vào ngâm tiếp.

Tốt nhất nên ngâm rửa ao nhiều lần. Thông qua nhiều lần cày, phơi, ngâm, sẽ loại bỏ được mùi hôi trong đáy ao, khôi phục được môi trường lành mạnh.

Trước khi thả giống khoảng 45 ngày, nên tháo cạn nước; chỗ trũng, có nước, nên dùng TCCA tạt khắp ao, để diệt khuẩn tôm, cá, cua, tạp.

Sau khi diệt chết tôm, cá, cua ba ngày, sử dụng Bacilus nồng độ cao (BIO-BESTOT) để xử lý, hoạt hóa đáy ao.

Cày bừa cải tạo đáy ao nuôi tôm – Ảnh: Trần Út

 

Phòng tính phèn cao

Polysulfide, kim loại nặng cao, giai đoạn đầu vụ nuôi dễ bị nhiễm lại phèn, không những ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường nước mà khi gặp điều kiện môi trường ôxy thấp sẽ dễ chuyển thành chất có hại H2S, ảnh hưởng lớn đến tôm.

Phòng hiện tượng nhiễm lại phèn, nên kết hợp sử dụng phương pháp nâng cao ôxy, sử dụng vôi nung, cung cấp dinh dưỡng, sử dụng vi khuẩn quang hợp (EM). Ngoài ra, trong quá trình cải tạo ao, rải canxi, magie, photpho; đây cũng là một phương pháp tốt, sử dụng canxi, magie, photpho không tan trong nước nhưng tan trong môi trường axit yếu.

Có thể sử dụng phương pháp nén phèn của người trồng lúa để nén phèn: Dùng canxi, magie, photpho 5 kg/1.000 m3, ao đáy đất cát sử dụng 3.5 kg/1.000 m3. Ao đáy cát sử dụng 2 kg/1.000 m3.

 

Cấp nước và gây màu nước

Cấp nước: Cấp một lần đủ nước (1.3 – 1.5 m), một ao xử lý nước, một ao nuôi tôm. Nếu khu vực ao nuôi có nước thì mỗi ngày có thể thêm 10 cm nước, khi bơm nước nên bơm qua túi lọc 80, phòng tôm, cá, cua ngoài theo nước vào.

Sau khi cấp nước 2 ngày, tạt diệt tạp, Saponin, TCCA để diệt cá, tôm, cua tạp, đồng thời diệt khuẩn môi trường nước.

Nuôi nước: Sau khi diệt khuẩn khoảng 3 ngày, tiến hành cung cấp dinh dưỡng, sử dụng LIFE-HC, BIO-ALGAE 1 kg/1.000 m3 để bổ sung nguyên tố vi lượng, Ammonium bicarbonate, Calcium superphosphate, Bacilus (sử dụng theo hướng dẫn) EM (sử dụng theo hướng dẫn) vi khuẩn quang hợp (sử dụng theo hướng dẫn), sử dụng trong thời gian 8  – 10 giờ ngày trời đẹp. Từ khi bổ sung dinh dưỡng, mỗi ngày bật lượng quạt nước buổi trưa 2 giờ, buổi tối từ 10 giờ đến 6 giờ hôm sau, để cân bằng lượng ôxy, vi khuẩn, tảo, tạo điều kiện hình thành hệ thống sinh thái tuần hoàn, nhanh chóng ổn định chất lượng nước.

Chú ý: Khi độ pH lên mức đỉnh, có thể trong 1 – 2 ngày bắt đầu giảm. Căn cứ vào mức pH lên cao để quyết định sử dụng lượng nguyên tố vi lượng. Ví dụ, độ pH đạt mức 9.2 lượng dùng phải giảm 1/2, nếu pH 9.3 trở lên lượng dùng nên giảm 1/3, nếu độ pH 8.8 – 9.1 cần cung cấp lượng dinh dưỡng 2/3, nếu độ pH dưới 8.8 thì vẫn tiếp tục liều dùng bình thường.

– Thời gian đầu: Cấp dinh dưỡng, gây màu thường xuất hiện độ pH cao, hiện tượng độ trong cao cũng xuất hiện, cho thấy thời điểm đó chất lượng nước chưa ổn định; qua phơi ao và sử dụng vôi, các độc tố trong đáy ao đã được xử lý hết, bình thường phải sử dụng 5 – 6 lần chất khoáng, nguyên tố vi lượng mới được ổn định. Cũng có thể sử dụng sản phẩm Sodium subsulfite (Na2S2O3) để giải độc, sau khi chất lượng nước ổn định, và kiểm tra độ pH đạt 8.5 – 8.6 mới bắt đầu thả giống.

–  Giai đoạn giữa và cuối vụ: Sử dụng lượng hợp lý vôi nung, zeolit, nguyên tố vi lượng (LIFE-HC, BIO-ALGAE) để ổn định môi trường nước (nếu có điều kiện, có thể sử dụng phương pháp túi treo bổ sung urê), duy trì đủ ôxy, định kỳ bổ sung vi khuẩn có lợi (nên sử dụng vi sinh BIO-BESTOT; BESTOT NO3), chất hữu cơ ô nhiễm cũng có thể được phân giải và chuyển hóa mà vẫn có thể khống chế chất lượng nước

 

Chọn và thả giống

– Chọn tôm giống: Chọn thả tôm giống chất lượng tốt, đồng đều, khỏe, không dị tật. Bật quạt liên tục, đảm bảo sự cân bằng ôxy, môi trường nước ổn định; cho ăn trong ngày hoặc ngày thứ hai sau thả cho ăn.

– Mật độ thả và chăm sóc: Nếu thả mật độ khoảng 80 con/m2 trở lên cho ăn luôn trong ngày thả, so với cho ăn sau 10 ngày thả tốc độ phát triển không giống nhau (phải xử lý tốt đáy ao, cho ăn ít chia thành nhiều lần, duy trì ổn định dinh dưỡng, chất lượng nước), tỷ lệ bị bệnh cũng giảm đáng kể. Trong quá trình xử lý nên kiên trì giải độc, kháng stress, trước khi thả giống khoảng 12 giờ sử dụng (BIO-POWER, XYGEN-BESTOT), giảm kim loại nặng, trước khi thả giống 2 giờ tạt Vitamin C để chống sốc. Căn cứ vào môi trường nuôi thực tế để chọn thả mật độ cho phù hợp.

>> Nuôi tôm thẻ chân trắng có thành công hay không, mấu chốt là quản lý giai đoạn đầu (chọn ao, cải tạo ao, cung cấp dinh dưỡng, thả giống).

Bùi Ánh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!